PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.27 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các giám đốc tài chính thông minh xem xét tác động tổng thể của quyết định tài chính, quyết định đầu tư và đoán chắc rằng họ có các chiến lược tài chính thích hợp để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng tương lai của công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Các giám đốc tài chính thông minh xem xét tác động tổng thể của quyết định tài chính, quyết định đầu tư và đoán chắc rằng họ có các chiến lược tài chính thích hợp để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng tương lai của công ty. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế, chúng ta bắt đầu chương này bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của công ty và xem bạn có thể sử dụng số liệu tài chính để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành của công ty như thế nào. Ví dụ bạn có thể cần biết liệu các thành quả tài chính của riêng công ty có nằm trong phạm vi chuẩn hay không; hoặc bạn có thể muốn hiểu các chính sách của những nhà cạnh tranh hoặc muốn kiểm tra sức khỏe tài chính của một khách hàng dự kiến bạn hợp tác. Các nhà phân tích tài chính tính toán một vài chỉ số tài chính chủ yếu để đo lường thành quả của công ty. Các chỉ số tài chính này không thể thay thế cho quả cầu pha lê nhưng chúng có thể giúp bạn đưa ra những câu hỏi đúng. Giả dụ, giám đốc tài chính có thể dự kiến một vài câu hỏi về chỉ số nợ của công ty và phần lợi nhuận giảm do lãi vay. Tương tự, các chỉ số tài chính có thể cảnh giác giám đốc về các lĩnh vực khó khăn tiềm ẩn. Nếu một chi nhánh có tỷ suất sinh lợi trên vốn thấp bạn có thể đoán chắc rằng giám đốc sẽ yêu cầu chi nhánh này phải giải thích. Các công ty đang tăng trưởng cần đầu tư vào vốn luân chuyển, nhà xưởng và thiết bị, đầu tư cho phát triển sản phẩm,v.v. tất cả đều cần tiền mặt. Vì thế, chúng ta sẽ giải thích làm thế nào các công ty sử dụng các mô hình kế hoạch tài chính để giúp họ hiểu những tiềm ẩn tài chính trong các kế hoạch kinh doanh và để khảo sát các kết quả của chiến lược tài chính. 5.1. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Một trong những nguồn thông tin nội bộ quan trọng nhất của một công ty là báo cáo tài chính. 5.1.1.Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán của một công ty phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau: Tổng Tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) Bảng 5.1 Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần VDEC đến ngày 31-12-2005: (Đvt: triệu đồng) 125 Tài sản 2005 2004 TÀI SẢN NGẮN HẠN 50.190 47.026 1. Vốn bằng tiền 2.540 2.081 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.800 1.625 3. Các khoản phải thu 18.320 16.850 4. Hàng tồn kho 27.530 26.470 TÀI SẢN DÀI HẠN 31.700 30.000 5. Tài sản cố định 31.700 30.000 TỔNG TÀI SẢN 81.890 77.026 Nguồn vốn NỢ PHẢI TRẢ 47.523 44.875 7. Các khoản phải trả 9.721 8.340 8. Vay ngắn hạn ngân hàng 8.500 5.635 9. Nợ dài hạn đến hạn trả 2.000 2.000 10. Nợ ngắn hạn khác 5.302 4.900 11. Nợ dài hạn 22.000 24.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 34.367 32.151 12. Vốn cổ phần 34.367 32.151 TỔNG NGUỒN VỐN 81.890 77.026 Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng kế toán viên liệt kê đầu tiên là những tài sản hầu như có thể chuyển thành tiền mặt trong một tương lai gần. Chúng bao gồm: tiền mặt, các chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Những tài sản này gọi là tài sản ngắn hạn. 5.1.2. Bảng báo cáo thu nhập Bảng 5.2 Báo cáo thu nhập của công ty VDEC đến ngày 31-12-2005. (Đvt: triệu đồng) Khoản mục 2005 13. Doanh thu thuần 112.760 14. Giá vốn bán hàng 85.300 15. Lãi gộp 27.460 16. Chi phí hoạt động 126 Chi phí bán hàng 6.540 Chi phí quản lý 9.400 17. Toàn bộ chi phí hoạt động 15.940 18. Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) 11.520 19. Lãi vay 3.160 20. Lãi trước thuế 8.360 21. Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 3.344 22. Lãi ròng 5.016 23. Cổ tức cổ phần ưu đãi 2.800 24. Lợi nhuận giữ lại 2.216 25. Số lượng cổ phần thường (ngàn cổ phần) 1.329,6 26. Giá thị trường mỗi cổ phần 1.300 27. Giá sổ sách mỗi cổ phần 20 28. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 26,44 29. Cổ tức mỗi cổ phần 1,705 30. Cổ tức mỗi cổ phiếu ($) 0,681 Tài sản còn lại trên bảng cân đối kế toán gồm các tài sản dài hạn thường ít có tính thanh khoản như văn phòng, nhà kho, thiết bị.v.v. Bảng cân đối kế toán không cập nhật giá thị trường của các tài sản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Các giám đốc tài chính thông minh xem xét tác động tổng thể của quyết định tài chính, quyết định đầu tư và đoán chắc rằng họ có các chiến lược tài chính thích hợp để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng tương lai của công ty. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế, chúng ta bắt đầu chương này bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của công ty và xem bạn có thể sử dụng số liệu tài chính để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành của công ty như thế nào. Ví dụ bạn có thể cần biết liệu các thành quả tài chính của riêng công ty có nằm trong phạm vi chuẩn hay không; hoặc bạn có thể muốn hiểu các chính sách của những nhà cạnh tranh hoặc muốn kiểm tra sức khỏe tài chính của một khách hàng dự kiến bạn hợp tác. Các nhà phân tích tài chính tính toán một vài chỉ số tài chính chủ yếu để đo lường thành quả của công ty. Các chỉ số tài chính này không thể thay thế cho quả cầu pha lê nhưng chúng có thể giúp bạn đưa ra những câu hỏi đúng. Giả dụ, giám đốc tài chính có thể dự kiến một vài câu hỏi về chỉ số nợ của công ty và phần lợi nhuận giảm do lãi vay. Tương tự, các chỉ số tài chính có thể cảnh giác giám đốc về các lĩnh vực khó khăn tiềm ẩn. Nếu một chi nhánh có tỷ suất sinh lợi trên vốn thấp bạn có thể đoán chắc rằng giám đốc sẽ yêu cầu chi nhánh này phải giải thích. Các công ty đang tăng trưởng cần đầu tư vào vốn luân chuyển, nhà xưởng và thiết bị, đầu tư cho phát triển sản phẩm,v.v. tất cả đều cần tiền mặt. Vì thế, chúng ta sẽ giải thích làm thế nào các công ty sử dụng các mô hình kế hoạch tài chính để giúp họ hiểu những tiềm ẩn tài chính trong các kế hoạch kinh doanh và để khảo sát các kết quả của chiến lược tài chính. 5.1. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Một trong những nguồn thông tin nội bộ quan trọng nhất của một công ty là báo cáo tài chính. 5.1.1.Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán của một công ty phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau: Tổng Tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) Bảng 5.1 Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần VDEC đến ngày 31-12-2005: (Đvt: triệu đồng) 125 Tài sản 2005 2004 TÀI SẢN NGẮN HẠN 50.190 47.026 1. Vốn bằng tiền 2.540 2.081 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.800 1.625 3. Các khoản phải thu 18.320 16.850 4. Hàng tồn kho 27.530 26.470 TÀI SẢN DÀI HẠN 31.700 30.000 5. Tài sản cố định 31.700 30.000 TỔNG TÀI SẢN 81.890 77.026 Nguồn vốn NỢ PHẢI TRẢ 47.523 44.875 7. Các khoản phải trả 9.721 8.340 8. Vay ngắn hạn ngân hàng 8.500 5.635 9. Nợ dài hạn đến hạn trả 2.000 2.000 10. Nợ ngắn hạn khác 5.302 4.900 11. Nợ dài hạn 22.000 24.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 34.367 32.151 12. Vốn cổ phần 34.367 32.151 TỔNG NGUỒN VỐN 81.890 77.026 Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng kế toán viên liệt kê đầu tiên là những tài sản hầu như có thể chuyển thành tiền mặt trong một tương lai gần. Chúng bao gồm: tiền mặt, các chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Những tài sản này gọi là tài sản ngắn hạn. 5.1.2. Bảng báo cáo thu nhập Bảng 5.2 Báo cáo thu nhập của công ty VDEC đến ngày 31-12-2005. (Đvt: triệu đồng) Khoản mục 2005 13. Doanh thu thuần 112.760 14. Giá vốn bán hàng 85.300 15. Lãi gộp 27.460 16. Chi phí hoạt động 126 Chi phí bán hàng 6.540 Chi phí quản lý 9.400 17. Toàn bộ chi phí hoạt động 15.940 18. Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) 11.520 19. Lãi vay 3.160 20. Lãi trước thuế 8.360 21. Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 3.344 22. Lãi ròng 5.016 23. Cổ tức cổ phần ưu đãi 2.800 24. Lợi nhuận giữ lại 2.216 25. Số lượng cổ phần thường (ngàn cổ phần) 1.329,6 26. Giá thị trường mỗi cổ phần 1.300 27. Giá sổ sách mỗi cổ phần 20 28. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 26,44 29. Cổ tức mỗi cổ phần 1,705 30. Cổ tức mỗi cổ phiếu ($) 0,681 Tài sản còn lại trên bảng cân đối kế toán gồm các tài sản dài hạn thường ít có tính thanh khoản như văn phòng, nhà kho, thiết bị.v.v. Bảng cân đối kế toán không cập nhật giá thị trường của các tài sản ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 503 0 0
-
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CĂN BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
69 trang 207 0 0 -
13 trang 185 0 0
-
6 trang 180 0 0
-
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 157 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 149 0 0 -
35 trang 134 0 0
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 127 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính công ty: Phần 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh, ThS. Đàng Quang Vắng
313 trang 113 2 0 -
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 113 0 0