Danh mục

Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu Geodatabase cho thị trường nông sản nhóm cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu Geodatabase cho thị trường nông sản nhóm cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai" với mục tiêu phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản tỉnh Gia Lai theo từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả). Từ đó là tiền đề cho các nghiên cứu khác đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu Geodatabase cho thị trường nông sản nhóm cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GEODATABASE CHO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NHÓM CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TỈNH GIA LAI Nguyễn Lê Tấn Đạt1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: datnlt@tdmu.edu.vn, TÓM TẮT Xây dựng dữ liệu nền GIS từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác như thị trường nông sản để trực quan và khách quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin về thị trường nông sản. Những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định hướng tốt về thị trường. Kết quả nghiên cứu hoàn thành mục tiêu phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản tỉnh Gia Lai theo từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả). Từ đó là tiền đề cho các nghiên cứu khác đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: GIS, cơ sở dữ liệu, thị trường nông sản, Geodatabase 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, dữ liệu GIS đã từng bước được xây dựng trong nhiều cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, tình trạng dữ liệu GIS nằm phân tán, cát cứ ở nhiều sở, ban, ngành, không được tập trung vào một đầu mối, cùng với sự thiếu đồng bộ dữ liệu về định dạng, độ chính xác,... khiến cho những nghiên cứu có sử dụng nhiều dữ liệu GIS gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải tiến hành khâu chuẩn hóa dữ liệu GIS, nghĩa là chuẩn hóa dữ liệu không những về mặt thuộc tính mà còn về mặt không gian, để đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu trước khi tiến hành các khâu xử lý tiếp theo trong các nghiên cứu. Muốn vậy, quá trình này cần tham khảo các quy định, các quy chuẩn hiện hành có liên quan, bên cạnh đó cũng cần bổ sung, chỉnh sửa sao cho phù hợp với chuẩn GIS và yêu cầu đặt ra của đề tài. Xây dựng dữ liệu GIS nền từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác để trực quan và khách quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin trực quan về thị trường nông sản. Từ những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định hướng tốt về thị trường, ngoài ra hệ thống còn có những chức năng hỗ trợ việc quản lý , điều hành, và ra quyết định nhanh. Dựa trên hệ thống thông tin thị trường nông sản từ đó xây dựng các hệ thống khai thác dữ liệu, phục vụ báo cáo, dự báo, thống kê và lập kế hoạch cho nhà nước, cung cấp các hệ thống cổng thông tin về doanh nghiệp cho người dân, doanh nghiệp. Trong bối cảnh của đề tài, kết quả nghiên cứu của đề tài là những dữ liệu cơ bản, tiên quyết hỗ trợ cho các nội dung Mô phỏng, dự báo thị trường; Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ 405 cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề xuất giải pháp dự báo thị trường nông sản có xem xét đến biến đổi khí hậu 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tỉnh Gia Lai Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, trải dài từ 12°58'20 đến 14°36'30 vĩ Bắc, từ 107°27'23 đến 108°54'40 kinh Đông (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016). Về tiếp giáp, phía Đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km; phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum (Hình 1). Hình 1. Bản đồ vị trí tỉnh Gia Lai. Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 15.536,92 km²), bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện K’Bang, Đăk Đoa, Chư Păh, la Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, la Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Pưh. Trong đó, thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và thương mại của tỉnh. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Gia Lai khoảng 1.513.847 người, mật độ dân số đạt 98 người/km2, tỉ lệ dân thành thị khoảng 29%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,72% (Báo Gia Lai, 2019). Dân số phân bố rất không đều, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị xã. Mật độ dân số cao nhất tại thành phố Pleiku và thị xã An Khê, thấp nhất tại huyện Kông Chro và huyện K’Bang. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có khoảng 888,1 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,4% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đă qua đào tạo là 10,4%. Phần lớn số lao động tập trung trong khu vực kinh tế nông nghiệp (Cổng thông tin điện tử Gia Lai, 2019a). 406 Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8,0% so với năm 2017 (nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,73%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%; dịch vụ tăng 8,64%; thuế sản phẩm tăng 10,0%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,94%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,19%, dịch vụ chiếm 33,87%. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng.(Cổng thông tin điện tử Gia Lai, 2019b). 2.2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu chung của đề tài là cụ thể của việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản để ứng dụng về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến thị trường nông sản, bao gồm: Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản tỉnh Gia Lai theo từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và ...

Tài liệu được xem nhiều: