Danh mục

Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 107      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam" cung cấp sự hiểu biết cơ bản về khái niệm về phân phối và các vấn đề liên quan đến chính sách phân phối và tính hiệu quả của chiến lược phân phối của các doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu và so sánh chính sách phân phối của hai doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần điện thoại di động thông minh hàng đầu thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam PHÂN TÍCH SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA SAMSUNG VÀ HUAWEI TẠI VIỆT NAM TS. NGUYỄN HOÀNG TIẾN Tóm tắt: Bài viết này cung cấp sự hiểu biết cơ bản về khái niệm về phân phối và   các vấn đề  liên quan đến chính sách phân phối và tính hiệu quả  của chiến lược  phân phối của các doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu và so sánh chính sách  phân phối của hai doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần điện thoại di động thông minh  hàng đầu thế  giới. Kết quả  phân tích cho thấy rằng việc xây dựng chiến lược  marketing  mà   cụ   thể   hơn  là   chính   sách  phân  phối  hợp  lý,   hiệu  quả   của   doanh   nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị phần một cách thần tốc, là một trong  các biện pháp hiệu quả  giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số  cũng như  lợi nhuận.   Cuối cùng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để  các doanh nghiệp   khởi nghiệp hoặc nhỏ  và vừa  ở  Việt Nam có thể  tham khảo trong việc xây dựng  chính sách phân phối của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Từ   khóa:  marketing,   hoạt  động   marketing,   chiến   lược   marketing   Mix,   phân  phối, kênh  phân phối, chính sách phân phối, Gartner, Huawei, Samsung, Việt  Nam. I. LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, vai trò của từng chính sách  phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định vị trí hàng hoá cụ thể  mà doanh nghiệp đó   làm và mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế  chứng   minh   chính   sách   phân   phối   có   vai   trò   rất   quan   trọng   trong   hoạt   động   marketing của doanh nghiệp. Cụ  thể, sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị  trường, giai đoạn tiếp theo của hoạt động marketing là xác định các phương pháp  và quãng đường hay lựa chọn kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay   người tiêu dùng. Chính vì vậy một chính sách phân phối hợp lý sẽ  làm cho quá   trình kinh doanh của doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả  năng liên kết  trong kinh doanh, giảm được sự  cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng   hoá nhanh và hiệu quả. Đặc biệt trong nền kinh tế  thị  trường đầy sôi động hiện nay, một chính   sách phân phối tốt là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đi đến thành   công. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà   các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ  có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các  doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc  bằng không. Theo các báo cáo thống kê của Gartner, một công ty nghiên cứu và tư  vấn  công nghệ  thông tin hàng đầu thế  giới, ghi nhận hiện Samsung đang dẫn đầu thị  trường điện thoại di động trên toàn cầu với thị  phần chiếm đến trên 22% ­ gần   gấp  đôi  thị  phần  của   hãng Apple.   Một  trong  những  nguyên  nhân để   Samsung  1 chiếm lĩnh được thị trường thế giới chính là độ phủ sóng sản phẩm rộng khắp các  phân khúc thị trường của nhãn hàng này, trong khi các hang khác chỉ khai thác một   hoặc một vài phân khúc. Tuy nhiên, điều đáng nói là xuất hiện một tân binh mới   gia nhập thị  trường điện thoại di động nội địa tại Trung Quốc từ  năm 1993 là  Huawei nhưng chỉ với hơn 2 thập kỷ trôi qua, đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ nhì  toàn cầu về  doanh số  điện thoại thông minh với tỷ  lệ  tăng trưởng vượt mặt cả  ông lớn Samsung. Nhờ   đâu   mà   ông   lớn   Samsung   có   thể   chiếm   lĩnh   ngôi   vị   vua   thế   giới   smartphone và Huawei lại có thể  thần tốc soán ngôi Apple để  chiếm lĩnh ngôi vị  thứ hai cũng như mục tiêu kế tiếp sẽ là soán ngôi ông lớn Samsung như vậy? Các  kết quả nghiên cứu thu được của bài “ Phân tích và so sánh chính sách phân phối   của Huawei và Samsung tại Việt Nam” này không chỉ trả lời cho câu hỏi nêu trên  mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn tính hiệu quả  cấp thiết của chính sách phân  phối đối với các doanh nghiệp và cũng là cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị  và đưa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển thị  trường. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 2.1. Các khái niệm liên quan đến phân phối 2.1.1. Phân phối Phân phối là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ  chức liên quan đến   việc điều hành, vận chuyển hàng hóa từ  nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Phân  phối bao gồm toàn bộ quá trình hoạt động theo không gian, thời gian nhằm đưa   sản phẩm từ  nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối trong   Marketing không phải là phân phối tổng sản phẩm xã hội hay phân phối thu   nhập quốc dân. Phân phối là một bộ phận quan trọng của Marketing Mix. Phối   phối trong Marketing gồm các yếu tố sau: người cung cấp, người trung gian, hệ  thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng, hệ  thống thông tin thị  trường. 2.1.2. Chiến lược phân phối Theo Philip Kotler – Giáo sư giảng dạy marketing nổi tiếng thế giới người   Mỹ, được mệnh danh là cha đẻ của marketing hiện đại:  “Chiến lược phân phối là   một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó một tổ chức hy vọng có thể đạt được các mục   tiêu phân phối của họ trong thị trường mục tiêu.” 2.1.3. Kênh phân phối Có nhiều định nghĩa khác nhâu về  kênh phân phối tùy theo quan điểm của   nhà sản xuất, nhà sản xuất, nhà trung gian và một số  tác giả  như: Theo Philip  Kotler: “Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình   đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.” Theo quan điểm của chức  năng phân phối: kênh phân phối là một hệ thống hậu cần (logistic) nhằm chuyển  một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời  điểm và một địa điểm nhất định. Theo quan điểm của chức năng quản trị: kênh   phân phối là một tổ chức các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt  động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp  trên thị trường. Mỗi khá ...

Tài liệu được xem nhiều: