Danh mục

Pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học cho Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 552.48 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học cho Việt Nam" giới thiệu khái quát về năng lượng tái tạo, tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về năng lượng tái tạo. Bài viết cũng sẽ nghiên cứu, phân tích pháp luật về năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức, từ đó rút ra kinh nghiệm lập pháp và gợi mở cho pháp luật Việt Nam hướng tới đảm bảo mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học cho Việt NamPHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO - KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Tình Trường Đại học Thương mại Email: nguyenthitinh@tmu.edu.vnTóm tắt: Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng xanh, sạch được tất cả các quốc giatrên thế giới quan tâm phát triển nhằm hướng tới giảm phát thải CO2, chống lại hiện tượngbiến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng trên toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia cónhiều tiềm năng trong phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên tốc độ phát triển và sảnlượng điện cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo hiện chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tươngxứng với tiềm năng sẵn có. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng trên, trong đó có nguyênnhân xuất phát từ sự bất cập của hệ thống văn bản pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽgiới thiệu khái quát về năng lượng tái tạo, tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở ViệtNam và trên thế giới hiện nay; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của ViệtNam về năng lượng tái tạo. Bài viết cũng sẽ nghiên cứu, phân tích pháp luật về năng lượngtái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức, từ đó rút ra kinh nghiệm lập pháp và gợi mở chopháp luật Việt Nam hướng tới đảm bảo mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của ViệtNam trong thời gian tới.Từ khóa: Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điệnsinh khối... LEGISLATION ON RENEWAL ENERGY DEVELOPMENT IN VIETNAM - GERMANY’S EXPERIENCE AND SUGGESTIONS FOR VIETNAMAbstract: Renewable energy is a green and clean energy source that all countries aroundthe world are interested in developing in order to reduce CO2 emissions, combating theincreasingly serious climate change phenomenon worldwide. Vietnam has lots of potentialin renewable energy development, but its speed and electricity output from renewableenergy sources currently do not meet the demand, not commensurate with the availablepotential. There are many reasons for this phenomenon, including the inadequacy of thelegal system. In this article, the author will give an overview of renewable energy, thesituation of renewable energy development in Vietnam and in the world nowadays; and atthe same time analyze and evaluate the legal status of Vietnam in renewable energy. Thearticle will also analyze some legal aspects of renewable energy development of theFederal Republic of Germany, thereby drawing legislative experience and suggesting forVietnamese law towards ensuring the goal of Vietnam’s renewable energy development inthe near future.Keywwords: Renewable energy, green energy, hydropower, wind power, solar power,biomass power ... 672Đặt vấn đề Liên Hợp Quốc và các nhà khoa học thế giới từng kêu gọi một cuộc cách mạngnăng lượng mới để cứu hành tinh, khi khí hậu Trái Đất đã đạt đến một bước ngoặt mới vớilượng carbonic (CO2) và nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tiếp tục tăng, đe dọa cuộc sốngnhiều nơi trên Trái Đất. Để thực hiện được mục tiêu này không phải là nhiệm vụ của mộtquốc gia, mà là của tất cả các quốc gia trên trái đất. Ngày 01/11/2021, hơn 120 lãnh đạoquốc gia đã có phiên thảo luận về các giải pháp chống biến đổi khí hậu tại COP26 diễn ra ởGlasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Việt Nam đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai cácbiện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùngvới sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ,trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0vào năm 2050. Để có thể đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp trực tiếp cần phải tiếnhành là phát triển năng lượng tái tạo, từng bước giảm bớt năng lượng hóa thạch truyềnthống, hướng tới giảm lượng phát thải CO2. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng một hànhlang pháp lý phù hợp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Tại Việt Nam, một hệ thống các cơ chế, chính sách cho phát triển năng lượng táitạo đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống các quy định pháp luậtmới dừng lại ở các quy định mang tính định hướng, nguyên tắc, còn nằm rải rác ở nhiềuvăn bản pháp luật khác nhau, chưa có hành lang pháp lý đủ mạnh để khai thác được tiềmnăng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam, thúc đẩy triển khai thực hiện có hiệu quảtrên thực tế. Trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch đang dần trở nên cạn kiệt, việcnghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những cơ chế, chính sách để khuyến khích pháttriển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đạt được mục tiêu 32% vào năm 2030 và 43% vào năm2050 tỷ lệ điện sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất của quốc gia làvấn đề cấp thiết đặt ra. Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu pháp luật về năng lượng táitạo tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiệnnay, góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật về năng lượng tái tạo phù hợp, đảm bảo anninh năng lượng quốc gia. Bài viết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau đây: khái quát chung về năng lượngtái tạo, hiện trạng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, giới thiệu và phân tíchkhung pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam và kinh nghiệm của lậppháp của CHLB Đức từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính gợi mở cho Việt Nam.1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu1.1. Tổng quan nghiên cứu: Có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo, cả ở góc độ kinh tế vàgóc độ pháp luật Việt Nam. Trong đó, các khía cạnh phân tích năng lượng tái tạo dưới gócđộ kinh tế và đề xuấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: