Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc TuấnĐề số 4: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Bài làm Nào an hem ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc TuấnĐề số 4: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Bài làm Nào an hem ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đ Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Đề số 4: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ củaTrần Quốc Tuấn. Bài làm Nào an hem ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyệnđồng lòng điểm tô non sông… Cứ mỗi lần nghe bài hát này, lòng em rạo rực lạ thường. Em thèm muốn đượcsống lại những ngày lịch sử rực rỡ cờ hoa, hòa mình vào nhịp điệu khẩn trương củatổng khởi nghĩa mùa thu. Và cứ mỗi lần được nghe bài hát ấy, em lại nhớ đến khí thếhào hùng không kém trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh lời vănhùng hồn, bài hịch còn toát lên tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của vị tướng tàiba đời Trần. Ngay từ đoạn đầu, ta đã cảm thấy có chuyện chẳng lành. Ta cùng các ngươisinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Quả vậy, giặc Nguyên Mông xâmlược đất nước, ngang nhiên giày xéo mảnh đất thiêng liêng, gây ra nhiều tội ác ngấttrời. Mảnh đất từ bao đời nay vẫn nuôi nấng chở che cho người Việt Nam, nay rên xiếtdưới gót sắt của kẻ thù, thử hỏi mỗi người dân Việt, trong dạ ai lại không đau xót?Nhìn cảnh ấy, lòng tác giả giấy lên một nỗi căm hận đối với bọn ngoại bang, chúng làbọn cú diều mà lại sỉ mắng triều đình, chúng hèn hạ thấp kém như thân dê chó mà đòibắt nạt tổ phụ.Hình ảnh ẩn dụ được ông sử dụngnhuw một cái tát vào mặt bon xâmlăng, vach trần bộ mặt dối gian của chúng. Thật hả hê khi dưới ngòi bút của mình,Trần Quốc Tuấn bộc lộ rõ ràng lòng căm ghét, khinh rẻ bọn giặc lang thú ấy. Là người có lòng yêu nước thiết tha, ông không thể đang tâm ngồi nhìn bọngiặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, làm bao điều xấc láo.Lòng căm thù bọn cướpnước, nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, bao nỗi niềm trăn trở ưu tư ngày đêmruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Lối theo văn phong trữ tình cổ xưa của ông nhưmột lời thủ thỉ tâm sự, bày tỏ trọn tấm lòng chân thành tha thiết đối với vận mệnh đấtnước. Qua những lời lẽ bình thường, giản dị nhất của nhân dân được ông sử dụng, tathấy rõ tình cảm rất thực nơi ông. Đó là tình yêu nước sâu sắc trong tim mà khi hiểurõ mấy ai lại không cảm thấy xúc động bồi hồi. Từ nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, lòng ông dâng lên cuồn cuộn sựcăm thù, như muốn vỡ tung lồng ngực để thét to tiếng đánh để xả thịt lột da, nuốt ganuống máu quân thù, được như thế, thì dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xácnày gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Một lần nữa, bằng cách dùng các điển tích,ông đã thể hiện lòng yêu quê hương của mình, làm cho chắc chắn bất kì một ai, khiđọc những lời lẽ ấy, hẳn không thể nào quay mặt làm ngơ. Điểm đặc biệt của Trần Quốc Tuấn, tình yêu đất nước của ông không phải chỉtiềm ẩn mãi trong tim để suốt đời đau xót mà được bộc lộ bằng việc làm cụ thể, sángsuốt: Ông kêu gọi các tướng sĩ thức tỉnh cùng nhau dấn bước ra chiến trường. Bằngnhững lời lẽ hùng hồn, ông nghiêm khắc phê bình các tướng sĩ còn quá thờ ơ trướcthời cuộc Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục màkhông biết thẹn… chỉ lo ăn chơi hưởng lạc lấy việc chọi gà làm vui đùa hoặc lấy việcđánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng hoặc quyến luyến vợ con…Từ hoặcđược lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây nhằm nhấn mạnh, xoáy sâu vào tâm trí của cáctướng sĩ, cho thấy thái độ rất bang quan của họ trong thời gian qua. Để thêm sứcthuyết phục trong lời lẽ của mình, ông nêu ra rất rõ tác hại của những thói đam mê ấybằng những câu tương phản liên tiếp nhau. Đặc biệt hơn, tác giả kết thúc lời phê phánbằng câu hỏi: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? Câu hỏi khôngcần trả lời nhưng cứ day dứt mãi trong tim của các tướng sĩ, giúp họ nhìn thấy lỗi lầmcủa mình. Bài Hịch bộc lộ được lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Say mêđọc những lời hịch lúc thì tha thiết lúc thì mạnh mẽ, em cảm thấy mình cũng có nhữngtrangh thái căm ghét, khinh khi bọn giặc và đau đớn, ót xa trước cảnh nước mất nhàtan. Rõ ràng bài Hịch đã cuốn hút em, đưa em trở lại những ngày lịch sử oai hùngthưở trước. Từ thời Trần Quốc Tuấn đến nay, thời gian qua là rất dài, song mỗi lầnđọc bài Hịch, em lại cảm thấy đâu đây không khí hào hùng, sôi động của các trậnchiến oanh liệt khiến lòng em dấy lên niềm tự hào, vinh dự về trang sử vàng chói lọi:Ba lần đại thắng quân Nguyên mà em tin chắc rằng , bài Hịch tướng sĩ cũng đã đónggóp phần không nhỏ. Kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đồng lòng điểm tô nôn sông. Bài hát vẫn vang vang thúc giục, lòng rộn bao niềm vui, tự hào về Tổ quốcViệt Nam tươi đẹp, em thấy rõ hơn bao giờ hết nhiệm vụ của chính mình trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau. Em sẽ cố gắng thực hiện bằng nhữngước mơ của mình để khi lật lại những trang sử đẹp ấy, em sẽ không phải xấu hổ vớinhững anh hùng thưở trước. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn ngữ văn phổ thông văn mẫu lớp 9 tài liệu lớp 9 ôn thi văn lớp 9 bài giảng văn lớp 9Gợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 80 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 68 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 66 0 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 58 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 32 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 30 0 0 -
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 trang 29 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Cảm nhận về đoạn trích Nổi Thương Mình (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4 trang 27 0 0 -
Biểu tượng Anh Hùng dân tộc Việt Nam quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn
49 trang 27 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
6 trang 26 0 0 -
Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San
5 trang 24 0 0 -
5 trang 23 0 0
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
21 trang 23 0 0 -
Cảm xúc ngày nhà giáo Việt Nam
4 trang 22 0 0 -
Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
8 trang 22 0 0 -
Những điểm chú ý khi phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt
5 trang 21 0 0