Danh mục

Phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoàn kết, nâng cao ý thức cộng đồng dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông thôn thế kỷ XXI

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một giá trị văn hóa tinh thần truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Trong bối cảnh của công cuộc Đổi mới đất nước đang diễn ra sôi động, với chủ trương của Đảng ta về việc xây dựng nông thôn mới, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn mà không làm mất đi bản sắc, giá trị tinh thần truyền thống dân tộc thì vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị đoàn kết, ý thức cộng đồng là một vấn đề vô cùng cần thiết, bắt rễ từ chiều sâu của nền tảng xã hội trong chiến lược lâu dài xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại mà Đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoàn kết, nâng cao ý thức cộng đồng dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông thôn thế kỷ XXIPHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT, NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN THẾ KỶ XXI  Hà Triệu Huy 1. Đặt vấn đề: Đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh của những vùng quê vớinhững cánh đồng rộng, thẳng cánh cò bay, những miệt vườn cây ăn trái,những vàm kinh, con rạch là nơi họp chợ, sinh hoạt của biết bao ngườinông dân chân chất, thật thà. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớnnhất cả nước, có khí hậu quanh năm ôn hoà, nằm trên tuyến đường giaolưu hàng hải sôi động ở khu vực Đông Nam Á, lại giáp vùng kinh tế trọngđiểm Đông Nam Bộ. Chính vì những ưu đãi đó, Đồng bằng sông CửuLong đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cungcấp giống, các dịch vụ kĩ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chocả vùng; có điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện; trở thành mộtthị trường rộng lớn, giàu tiềm năng; có vị trí chiến lược về an ninh, quốcphòng cũng như việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thốngcủa dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một giá trị văn hóa tinh thầntruyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân Đồngbằng sông Cửu Long nói riêng. Trong bối cảnh của công cuộc Đổi mới đấtnước đang diễn ra sôi động, với chủ trương của Đảng ta về việc xây dựngnông thôn mới, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn màkhông làm mất đi bản sắc, giá trị tinh thần truyền thống dân tộc thì vấn đềgìn giữ và phát huy giá trị đoàn kết, ý thức cộng đồng là một vấn đề vôcùng cần thiết, bắt rễ từ chiều sâu của nền tảng xã hội trong chiến lược lâudài xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại mà Đồng bằng sôngCửu Long là trọng điểm. 2. Cơ sở hình thành giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoànkết, ý thức cộng đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Thứ nhất, đó là điều kiện địa lý tự nhiên của vùng Đồng bằng sôngCửu Long. Vốn là đồng bằng phù sa được tạo nên từ sông Mê Kông quanh  Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG. Thành phố Hồ ChíMinh 118 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCHnăm bồi đắp, những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã trở thành tài sản quýbáu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Do là đất phù sa nên hệthống sông ngòi được xây dựng lên và trở thành đầu mối giao thông đi lạichính của bà con nơi đây. Và từ đó, văn hóa sông – nước được sản sinh,tạo nên khả năng ứng phó linh hoạt với mọi tình thế bất lợi của điều kiệntự nhiên. Thêm vào đó, khí hậu quanh năm nóng ẩm, chế độ lũ ôn hòa, lũlên chậm, rút chậm. Sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên đã làm cho conngười Nam Bộ có một cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, chan hòa với tựnhiên, với con người. Lại cộng thêm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long làba mặt giáp biển, nằm trên tuyến đường lưu thông hàng hải sôi động ởvùng Đông Nam Á, do đó quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ở đây rấtmạnh, tạo nên đức tính dễ thích ứng và nhạy cảm với mọi biến động củatình hình khu vực và thế giới. Thứ hai, đó là truyền thống đấu tranh bền bỉ chống giặc ngoại xâm.Nam Bộ là nơi đi trước về sau, là thành đồng của Tổ quốc. Từ lâu đã phảiđấu tranh với sự khắc nghiệt của tự nhiên thuở khai hoang lập ấp đã tạođiều kiện cho con người nơi đây phát huy lòng dũng cảm, tinh thần trượngnghĩa khinh tài, đoàn kết chống giặc ngoại xâm như là một giá trị đượclịch sử thử thách bền bỉ qua thời gian. Chẳng phải thế, quân Pháp khi kéoquân vào thành Gia Định rồi xuôi xuống miền Tây Nam Bộ đã vấp phải sựkháng cự quyết liệt của nghĩa quân nơi đây. Họ là Nguyễn Tri Phương,Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu với những lời tuyên bố gan hùmtrước mũi súng của kẻ thù,… Đó còn là Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, làNam Bộ kháng chiến năm 1945 và Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơicuối cùng đuổi gót chân quân thù trong mùa Xuân đại thắng năm 1975.Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm bằng lòng yêu nước, yêu độc lậpdân tộc, tinh thần tự cường, trọng nghĩa khí đã khiến cho quân thù bao lầnphải chùn bước. Thứ ba, đó là quá trình khai hoang mở đất và lao động sản xuất, tạonên sự gắn kết của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động nôngnghiệp vốn là một hoạt động đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng trongviệc trồng trọt và trị thủy. Ngay từ rất sớm, người Việt cùng đồng bào cácdân tộc thiểu số bao gồm người Chăm, người Khmer, người Hoa đã tiếnhành khai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: