Danh mục

Phát huy nghề gốm truyền thống ở Bình Dương trong quá trình toàn cầu hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 614.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sử dụng phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp khảo sát thực địa, gợi ý một số giải pháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, góp phần bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy nghề gốm truyền thống ở Bình Dương trong quá trình toàn cầu hóa PHÁT HUY NGHỀ GỐM TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Phạm Tấn Phước1 , Trương Thị Lan Hương1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Việc tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn hóa trong quá trình tòan cầu hóa của thế giới, cónhững đóng góp tích cực trong việc tiếp nhận văn hóa của nhóm sắc tộc khác phù hợp hơn. Bên cạnhnhững mặt tích cực, toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa địa phương, dẫn đến nguy cơbản sắc văn hóa truyền thống dần bị xóa nhòa. Công ước về Bảo vệ và phát triển sự đa dạng của cácbiểu đạt văn hóa được tổ chức UNESCO ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2005 đã lưu ý: “Ý thứcrằng đa dạng văn hóa tạo nên một thế giới phong phú và đa dạng, gia tăng các lựa chọn, nuôi dưỡngkhả năng và giá trị của con người, và vì vậy, đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triểnbền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia” (8. web site). Phát huy nghề gốm truyềnthống trong quá trình toàn cầu hóa, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đồng thời giúpnghệ nhân gốm Bình Dương có cơ hội thúc đẩy nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống của họ. Bài viếtnày sử dụng phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp khảo sát thực địa, gợi ý một số giảipháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, góp phần bảo tồn và phát triển Di sản văn hóaphi vật thể cấp quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Từ khóa: Bình Dương, di sản, gốm, phát huy, truyền thống.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa tạo ra sự giao thoa và đa dạng trong môi trường văn hóa toàn cầu. Sự hiện diệnmạnh mẽ của nền văn hóa toàn cầu đã tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú, nơi mà mọi ngườicó cơ hội tìm hiểu và chia sẻ với nhau về các nền văn hóa khác nhau. Nó mang lại nhiều cơ hội chonghề truyền thống của địa phương nhưng song song đó là thách thức, đôi khi gây ra sự mất mát vănhóa. Sự đa dạng văn hóa tác động đến thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường, ảnh hưởng đếnmô hình kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Điều này góp phần tạo ra áp lực cạnh tranhlớn đối với các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là những ngành công nghiệp truyền thống. Các giá trị và truyền thống có thể phải đối mặt với áp lực từ văn hóa quốc tế, gây ra mất mát đadạng văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa địaphương, dẫn đến nguy cơ bản sắc văn hóa truyền thống dần bị xóa nhòa. Công ước về Bảo vệ và pháttriển sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được tổ chức UNESCO ban hành ngày 20 tháng 10 năm2005, đã đề cập đến tầm quan trọng của sự đa dạng văn hóa, tạo nên sự phát triển bền vững cho cáccộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Song song với cơ hội phát triển, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành côngnghiệp gốm truyền thống ở Bình Dương. Sự cạnh tranh từ thị trường toàn cầu là một trong nhữngthách thức chính khi các doanh nghiệp gốm địa phương phải đối mặt với áp lực từ các sản phẩm nhậpkhẩu, đặc biệt là từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Điều này có thể dẫn đến sự giảm giá cạnhtranh và khả năng mất lợi thế thị trường cho các sản phẩm gốm Bình Dương. Sự thay đổi nhanh chóngtrong nhu cầu và xu hướng thị trường toàn cầu là một yếu tố khác tác động đến ngành gốm truyềnthống. Xu hướng tiêu dùng có thể thay đổi do ảnh hưởng của văn hóa và phong cách sống từ các quốcgia khác nhau, đặt ra thách thức cho doanh nghiệp gốm Bình Dương phải liên tục thích ứng để đápứng nhu cầu mới của thị trường. Công nghệ sản xuất và phong cách thiết kế từ các quốc gia kháccũng có thể làm thay đổi cách sản xuất và thiết kế sản phẩm gốm. Mặc dù có thể mang lại cơ hội nâng 99cao chất lượng, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa và nghệ thuậttruyền thống. Thậm chí, có nguy cơ mất mát văn hóa khi nghệ thuật gốm truyền thống phải thích ứngvới các xu hướng và công nghệ mới. Để đối mặt với những thách thức trên, doanh nghiệp gốm ở BìnhDương cần một số giải pháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, vượt qua thách thức củatoàn cầu hóa và tiếp tục phát triển bền vững.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: phương pháp này được vận dụng trong thu thập các tàiliệu liên quan tới nghề gốm Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệunhằm gợi ý những giải pháp, góp phần phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương trong quá trìnhtoàn cầu hóa. Phương pháp khảo sát thực địa: nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại một số công ty sảnxuất gốm tiêu biểu, làm cơ sở cho việc gợi ý các giải pháp.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Gốm Bình Dương, với bề dày lịch sử và truyền thống làng nghề, ngày càng tỏ ra là một nguồnlực vô cùng quý báu trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với những ...

Tài liệu được xem nhiều: