Danh mục

Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh trong công tác giáo dục góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.86 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh trong công tác giáo dục góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An" bàn về công tác giáo dục góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung; an ninh, an toàn trường học nói riêng là trách nhiệm của các tổ chức Hội và cán bộ, hội viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh trong công tác giáo dục góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Ngọc Trân Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Những năm qua, tình trạng bạo lực học đường xẩy ra trên địa bàn cả nước, cũng như địa bàn tỉnh Nghệ An đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ nghiêm trọng, không những tác động làm ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của học sinh, của các bậc phụ huynh, mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục, nền giáo dục nước nhà. Trước thực trạng đó, các ngành, các cấp, lực lượng chức năng đã vào cuộc, với nhiều biện pháp tích cực góp phần làm giảm thiểu vấn nạn nói trên. Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An có số lượng trên 175.000 hội viên, có 22 tổ chức Hội trên cơ sở (huyện, thành phố, thị xã và khối các cơ quan tỉnh), 630 tổ chức hội cơ sở (xã, phường, thị trấn, khối 487), gần 6000 Chi hội. Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, lãnh đạo các cấp Hội xác định: Công tác giáo dục góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung; an ninh, an toàn trường học nói riêng là trách nhiệm của các tổ chức Hội và cán bộ, hội viên. Vì vậy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp thiết thực và đạt hiệu quả. Cụ thể: Thứ nhất:Phát huy nhân tố gia đình để giáo dục học sinh, sinh viên là con, cháu của hội viên, người thân gia đình CCB. Khi đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh, người ta thường nhắc đến ba nhân tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ba nhân tố kế trên thì gia đình đóng vai trò quyết định nền tảng, nhà trường đóng vai trò then chốt.Trong một xã hội, con người được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.Nhưng hình thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục trong gia đình.Việc giáo dục bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Vai trò của cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người thân khác trong gia đình có vị trí rất quan trọng đối với việc giáo dục con em phát triển, trưởng thành, nhất là thời kỳ trẻ tuổi. 111 Hiện nay Hội CCB tỉnh có gần 160.000 hộ gia đình hội viên. Tuyệt đại bộ phận gia đình đều có con, cháu của mình, hoặc con, cháu người thân anh em, họ hàng đang là sinh viên, học sinh đang theo học trong các nhà trường; bình quân mỗi gia đình có từ 4-5 cháu. Với số hộ gia đình hội viên nói trên nhân lên thì số lượng học sinh ở các trường học là rất lớn. Để góp phần giáo dục con cháu của mình, không có cách nào tốt hơn đối với cha mẹ, ông bà phải là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Từng cử chỉ, hành động, cách ứng xử của cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình sẽ tác động sâu sắc đén suy nghĩ, tư chất, nếp sống của con cháu từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Con cháu nhìn vào tấm gương ấy mà cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, noi theo. Nhận thức sâu sắc vị trí và tầm quan trọng của nhân tố gia đình trong giáo dục học sinh nên hằng năm, Hội CCB các cấp đã có kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung về công tác gia đình; trong đó tập trung là công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong các gia đình. Các tổ chức Hội đã triển cho các hội viên ký cam kết thực hiện phấn đấu xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, không để hội viên và con cháu trong gia đình vi phạm; đồng thời tuyên truyền vận động các gia đình khác không để con cháu vi phạm các tệ nạn xã hội, trong đó có bạo lực học đường. Nhiều tổ chức Hội động viên CCB và người thân trong gia đình tham gia các Câu lạc bộ như: “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ bình đằng giới”, “Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội”, “Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình”... Có nhiều loại hình CLB hoạt động thiết thực hiệu quả. Ví như ở huyện Hội Thanh Chương đã xây dựng được 94 CLB phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy ở 40 xã, thị trấn, thu hút trên 4000 hội viên. Hoạt động của các loại hình CLB đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, đời sống vật chất trong mỗi gia đình CCB và cộng đồng xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, cần được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về vai trò, vị trí của nhân tố gia đình trong “giáo dục tay ba” để có biện pháp phối hợp đồng bộ. Theo đó, giáo dục học sinh không phải là nhiệm vụ duy nhất của ngành giáo dục mà đó còn là nhiệm vụ của gia đình và xã hội; trong đó, gia đình giữ vai trò trọng yếu. Thứ hai:Phối hợp với nhà trường, các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: