Danh mục

Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.57 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Kiên Giang trên bốn phương diện: Kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế. Kết quả phân tích là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF KIEN GIANG'S OCEAN ECONOMY IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION TS. Vòng Thình Nam1 Tóm tắt – Bài viết tập trung đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Kiên Giang trên bốn phương diện: kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế. Kết quả phân tích là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: kinh tế biển, kinh tế biển Kiên Giang, phát triển bền vững kinh tế biển. 1. GIỚI THIỆU Nhân loại đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng với quy mô rộng lớn và mức độ ngày càng sâu sắc trong quá trình con người chinh phục biển và đại dương. Bên cạnh những mặt tiến bộ, quá trình đó cũng đang đặt tất cả các nước trước một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng, tác động và đe dọa trực tiếp đến triển vọng phát triển của nhân loại, như xu hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội và chênh lệch giàu nghèo, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề an ninh toàn cầu, nguy cơ suy thoái văn hoá… Đó là những hệ quả nghiêm trọng của quan niệm cũ về sự phát triển. Bối cảnh đó buộc nhân loại phải hướng đến một quan niệm mới, đúng đắn và thông minh hơn về cách mà con người khai thác các nguồn lực từ biển và hải đảo – thuật ngữ phát triển bền vững kinh tế nói chung và phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng trở nên thông dụng. Cùng với những tiềm năng vốn có của biển, những chủ trương phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc đã tạo ra những bước đột phá mới trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang đặt kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trước những nguy cơ lớn trên nhiều mặt. Tình trạng ô nhiễm môi trường, sự 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM; Email: vtnam1@yahoo.com 179 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” cạn kiệt tài nguyên, tình trạng “xẻ thịt” đảo Phú Quốc, các tệ nạn xã hội, quá trình tư nhân hóa các nguồn tài nguyên biển đảo… đang đặt kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trước những thách thức lớn. Từ thực trạng nói trên, bài viết này mong muốn góp một phần nhỏ trong việc xác lập những tiềm năng của biển đảo tỉnh Kiên Giang và những mặt trái của chính sách phát triển kinh tế biển và làm giàu từ biển của tỉnh Kiên Giang thời gian qua. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang thời gian tới. 2. LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN 2.1. Phát triển bền vững Bản thân khái niệm phát triển bền vững đã trải qua một quá trình dài trong quá trình nhận thức và ngày càng hoàn thiện. Ngày nay, khái niệm bền vững là khái niệm bao quát sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế. Bùi Tất Thắng cho rằng, phát triển bền vững chịu sự chi phối của hai mặt. Một là, tính bền vững của bản thân (bên trong) quá trình phát triển kinh tế. Hai là, tính bền vững của các yếu tố bên ngoài quá trình phát triển kinh tế, nhưng nó có liên quan và thường xuyên tác động ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế. Đó là các hợp phần ngoài kinh tế của phát triển bền vững, bao gồm môi trường, xã hội và thể chế [1, tr38]. Thứ nhất, sự phát triển bền vững về kinh tế nhìn chung được các tác giả coi là điều kiện nền tảng bảo đảm sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Nếu một nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian ngắn, sau đó rơi vào tình trạng suy thoái thì đó là mô hình phát triển kém hiệu quả, thiếu bền vững. Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là nền kinh tế đã tăng trưởng không dựa vào tăng năng suất lao động, mà chủ yếu nhờ khai thác các nguồn lực đầu vào một cách ồ ạt nhưng không có hiệu quả. Thứ hai, sự phát triển bền vững về môi trường. Đây là nội dung biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái. Sự bền vững về môi trường vốn là xuất phát điểm của quan niệm về phát triển bền vững, với sự nhấn mạnh đến cái giá phải trả về môi trường nếu sự phát triển kinh tế không chú ý thỏa đáng đến bảo vệ môi trường. Thứ ba, sự phát triển bền vững về mặt xã hội là bước phát triển mới về tư duy trong quan niệm về phát triển bền vững. Sự duy trì môi trường sống có liên quan mật thiết đến vấn đề đói nghèo. Ngân hàng Thế giới cho rằng: xóa đói, giảm nghèo là một công cụ để bảo vệ môi trường khỏi sự xuống cấp. Người nghèo vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của sự phá hủy môi trường [2, tr28]. Smith [3, tr116] 180 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” từng nói: “không có một xã hội nào có thể chắc chắn hưng thịnh và có hạnh phúc, khi phần lớn người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và khổ cực”. Thứ tư, sự bền vững về thể chế là một bổ sung mới đáng kể nhất trong tư duy về phát triển bền vững. Tính bền vững của sự phát triển vừa đòi hỏi phải được thể hiện ở khía cạnh bền vững về thể chế, lại vừa đòi hỏi thể chế tạo lập cơ sở cho sự phát triển bền vững. Thể chế trong đó đóng vai trò trung tâm là Nhà nước. Nhà nước phải tạo ra một môi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: