Danh mục

Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 2

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.53 MB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (143 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách "Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên biển đông; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 2 III BẢO VỆ CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG 1. Các vùng biển “pháp lý” của quốc gia ven biển Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển năm 1982, viết tắt tiếng Anh là UNCLOS) là một văn bản pháp lý quốc tế quy định phạm vi điều chỉnh và chế độ pháp lý đối với việc triển khai các hoạt động khai thác biển và đại dương phù hợp với xu hướng phát triển chung, bảo đảm công bằng lợi ích cho các quốc gia có biển và không có biển. Công ước Luật biển năm 1982 bao gồm 320 điều và 9 phụ lục. Năm 1967, Liên hợp quốc đã bảo trợ tổ chức Hội nghị quốc tế về soạn thảo Công ước Luật biển theo sáng kiến khởi xướng của Đại sứ Arvid Pardo, một luật gia có tầm nhìn sắc sảo và vượt trước thời đại của Malta - một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu. Sau 9 năm kiên trì đàm phán, ngày 30/4/1982 với sự tham gia của hơn 150 quốc gia, nhiều tổ chức 88 quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Hội nghị đã chính thức thông qua Công ước Luật biển. Công ước Luật biển năm 1982 ra đời ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo cộng đồng quốc tế với 107 quốc gia tham gia ký vào ngày 10/12/1982 tại Montego Bay, Jamaica. Đây là “một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất của thế giới”1. Thậm chí, Công ước Luật biển năm 1982 còn được ví như bản “Hiến pháp về biển và đại dương” của cộng đồng quốc tế sau Hiến chương Liên hợp quốc, thể hiện quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa hai trường phái: tự do biển cả và chủ quyền quốc gia. Sau khi Guyana (quốc gia thứ 60) phê chuẩn, Công ước Luật biển năm 1982 chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Đến nay đã có 164 quốc gia là thành viên Công ước Luật biển năm 1982, trong đó có Việt Nam. Công ước Luật biển năm 1982 là điều ước quốc tế yêu cầu các thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh “cả gói” (package deal); nghĩa là các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các quy định của Công ước và không được phép đưa ra các bảo lưu, trừ việc có những tuyên bố được quy định cụ thể trong Công ước. Công ước Luật biển năm 1982 kế thừa các điều ước quốc tế ___________ 1. Đây là khẳng định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon tại Hội nghị kỷ niệm 30 năm ngày ra đời Công ước Luật biển năm 1982. 89 có trước về biển và pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán quốc tế tồn tại qua một thời gian dài trong thực tiễn của các quốc gia, cũng như những xu hướng phát triển mới trong thực tiễn khai thác, sử dụng biển và đại dương. Hình 8: Sơ đồ các vùng biển và thềm lục địa theo UNCLOS Đặc biệt, Công ước Luật biển năm 1982 là văn bản luật pháp quốc tế đầu tiên đưa ra cách tiếp cận quản lý biển theo không gian. Công ước chia bề mặt biển và đại dương, cũng như đáy biển và đại dương ra thành 7 vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau. Trên bề mặt biển có 5 vùng là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp (lãnh hải), vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển công (vùng biển quốc 90 tế)1, còn dưới đáy có 2 vùng là: thềm lục địa (bao gồm lòng đất dưới thềm lục địa) và đáy đại dương (Hình 8). Như vậy, quốc gia ven biển như Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với 5 vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra, quốc gia ven biển còn được hưởng các quyền tự do trong vùng biển quốc tế và quyền khai thác nguồn lợi đáy đại dương trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế. Căn cứ để phân chia các vùng biển như vậy là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được Công ước Luật biển năm 1982 xác định theo hai phương pháp: đường cơ sở thẳng và đường cơ sở theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển2. - Nội thủy là toàn bộ vùng biển tiếp giáp với bờ biển và nằm ở phía trong đường cơ sở của quốc gia ven biển, bao gồm các thủy vực như: cửa sông, đầm phá, vũng, vụng và biển nông sát bờ, v.v. Trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình. - Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở, mở rộng đến 12 hải lý tính từ đường cơ sở ___________ 1. Theo cách gọi của Luật Biển Việt Nam năm 2012. 2. Lê Quý Quỳnh: “Phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam”, trong Tài liệu tuyên truyền biển, đảo (Dành cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở), Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017, tr.194-197. 91 của quốc gia ven biển. Đối với vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đối với vùng biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, và vùng trời phía trên lãnh hải, nhưng không tuyệt đối vì quốc gia ven biển phải tôn trọng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài, nhưng máy bay bay trên vùng trời lãnh hải vẫn phải xin phép. Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định luật pháp để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển (xem kỹ quy định về vấn đề này trong Luật Biển Việt Nam năm 2012). Ranh giới ngoài của vùng lãnh hải (cách đường cơ sở 12 hải lý) là đường “Biên giới quốc gia trên biển” của quốc gia ven biển và có giá trị pháp lý như đường biên giới quốc gia trên lãnh thổ đất liền (ví dụ: biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia). - Vùng tiếp giáp (lãnh hải) được hiểu là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp giáp với lãnh hải, có chiều rộng tối đa là 12 hải lý kể từ ranh giới ngoài của lãnh hải hay cách đường cơ sở tối đa 24 hải lý. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển đặc thù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, nên có thể xem vùng này như một vùng đệm để ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải. Cụ thể, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền chủ 92 quyền và quyền tài phán trong việc ngă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: