Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 1 C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O P ST . G Y NC UH I G .S N U Ễ H Ồ V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A N ÀX Ấ B NC Í HT Ị U CG AS T Ậ H U T Ả HN R Q Ố I Ự H T H N i 21 à ộ- 09 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên VŨ TRỌNG LÂM NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O P ST . G Y NC UH I G .S N U Ễ H Ồ V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A N ÀX Ấ B NC Í HT Ị U CG AS T Ậ H U T Ả HN R Q Ố I Ự H T H N i 21 à ộ- 09 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng biển nước ta rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền, chiếm khoảng 29% diện tích toàn Biển Đông. Sự phân hóa tự nhiên như vậy đã tạo nên tính đa dạng về cảnh quan, tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, đảo; tạo tiền đề cho bảo đảm an ninh, quốc phòng đất nước từ phía biển. Thừa nhận luận điểm của thời đại: Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của đại dương, Đảng và Nhà nước ta coi phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và ưu tiên cao nhất. Quán triệt tinh thần đó, ngày 09 tháng 02 năm 2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW về ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chung: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Ngày 07 tháng 10 năm 2008, Ban Bí thư đã ban hành Thông báo số 188-TB/TW về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X, trong đó yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo. 5 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 10 năm qua, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với nhiều chương trình, dự án đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững và các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển, đảo ở nước ta vẫn còn đối mặt với những thách thức không nhỏ về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là các tranh chấp chủ quyền kéo dài, phức tạp, có yếu tố khó lường ở Biển Đông. Trong khi đó, nhận thức và hiểu biết về tiềm năng, lợi thế chiến lược của biển, đảo Việt Nam còn rất khác nhau, chưa đầy đủ, thậm chí có những sai lệch. Điều này đã, đang và sẽ tác động mạnh đến sự nghiệp bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và phát triển bền vững kinh tế biển. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã bổ sung và làm rõ mục tiêu chung là: Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Để góp phần quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi. 6 Nội dung cuốn sách cung cấp các thông tin cơ bản về bối cảnh thế giới và khu vực Biển Đông; các thông tin về tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội và thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển nước ta dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh; bảo vệ các quyền và lợi ích của nước ta trên Biển Đông; chủ trương, quan điểm chiến lược và các giải pháp cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhà xuất bản và tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản tiếp theo. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 8 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 8 I BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC BIỂN ĐÔNG 1. Đại dương và biển - nơi dự trữ cuối cùng của loài người “Ngôi nhà chung” - Trái đất của chúng ta là một hành tinh trong hệ Mặt trời với 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi khối nước mặn - được gọi là “Đại dương thế giới”. Đây là điểm khác cơ bản của Trái đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời và cũng là điểm khác so với chính tên gọi của Trái đất vì đất liền (lục địa) chỉ chiếm 29% nên người ta còn ví hành tinh này là “Trái nước”. Đại dương thế giới sâu trung bình 3.800 m (nơi s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo Phát triển bền vững kinh tế biển Bối cảnh khu vực Biển Đông Tiềm năng của vùng biển Tiềm năng của hệ thống đảoGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 317 0 0
-
Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển - Kinh tế biển xanh Việt Nam
188 trang 55 1 0 -
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 2
143 trang 36 0 0 -
Hiện trạng kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi cá mú (Epinephalus sp.) trong lồng ở tỉnh Kiên Giang
8 trang 29 0 0 -
Đánh giá độ chính xác của mô hình độ sâu toàn cầu GEBCO2022 và TOPO-V25.1 trên biển Đông
8 trang 25 0 0 -
Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
11 trang 24 1 0 -
Tiếp cận sinh thái học phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Trà Vinh
5 trang 14 0 0 -
Đặc trưng dấu ấn biển trong văn hóa Việt Nam với công cuộc phát triển bền vững kinh tế biển
12 trang 13 0 0 -
Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam
9 trang 13 0 0 -
Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu để phát triển bền vững kinh tế biển và hải đảo Việt Nam
5 trang 13 0 0