Danh mục

Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam: Phần 2

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.81 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Sách chuyên khảo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam" phần 2 gồm các nội dung chính sau: mục tiêu phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong những năm tới; giải pháp phát triển các dịch vụ logistics. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam: Phần 2 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI Xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các năm tiếp theo là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối các cấp quản lý vĩ mô nhằm đồng bộ hóa Logistics cũng như dịch vụ Logistics với các ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Từ chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và đề án phát triển dịch vụ logistics trong ngành giao thông vận tải ở nước ta, đến chiến lược phát triển giao thông vận tải, công nghệ thông tin cho thấy các mục tiêu và định hướng phát triển trong lĩnh vực dịch vụ logistics ở Việt Nam. Sau đây là một số mục tiêu, chiến lược, các chương trình trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ Logistics: 3.1.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo • Phấn đấu giảm chi phí Logistics đến mức 20% GDP. • Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ Logistics là 20-25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020. • Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đến năm 2020 là 40%. • Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics : giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore). • Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do WB báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới. 3.1.2. Các chiến lược ưu tiên thực hiện • Chiến lược giảm chi phí Logistics ở Việt Nam: Can thiệp vào các điểm hạn chế (bottleneck) của chuỗi cung ứng như năng suất của các cảng, kho bãi và điểm trung chuyển; Quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi phí thấp; Xác định các cơ hội và lợi thế của các sản phẩm xuất khẩu cụ thể. • Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia Logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị Logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển. • Chiến lược tái cấu trúc Logistics, trong đó có kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng những nhà cung ứng dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PLs) trong nước, xem đây là tiền 136 đề phát triển thị trường dịch vụ Logistics tại Việt Nam. • Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong Logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ…, phát triển các cổng thông tin Logistics, EDI, e-Logistics …) 3.1.3. Thực hiện các chương trình trọng tâm về Logistics giai đoạn 2011-2020 • Phát triển khu công nghiệp Logistics (Logistics park) miền Bắc với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu. • Phát triển các khu công nghiệp Logistics miền Nam: phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế. • Phát triển khu Logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc (tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo… cho giai đoạn 2030). • Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm Logistics (Logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 3.2.1. Giải pháp vĩ mô 3.2.1.1. Nâng cấp cơ sở hạ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: