Danh mục

Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.33 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử phân tích thực trạng quy định của pháp luật về logistics trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 409 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Th.S Châu Thị Ngọc Tuyết Khoa Luật, Đại học Duy Tân Email: chautngoctuyet@dtu.edu.vn Th.S Trương Thị Hồng Nhung Khoa Luật & Sư phạm, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng Email: tthnhung@kontum.udn.vn Tóm tắt: Logistics là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tham gia ngày càng sâu rộng vào mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, đồng thời là mắt xích quan trọng trong việc hoàn tất quy trình đơn hàng thương mại điện tử. Trong bối cảnh đó, logistics trong thương mại điện tử đã ra đời và nhanh chóng lan rộng trên thế giới. Bài viết phân tích thực trạng quy định của pháp luật về logistics trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: Logistics, e-logistics, thương mại điện tử. COMPLETING THE LEGAL PROVISIONS ON LOGISTICS SERVICES IN E-COMMERCE Abstract: Logistics is not only a rapidly expanding economic sector that is becoming more and more involved in all socio-economic aspects but also a crucial step in completing the e-commerce order process. In that setting, e-commerce logistics emerged and spread quickly throughout the world. This article analyzes the current situation of legal regulations on logistics in the context of digital transformation. This is the basis for proposing solutions to the completion of legal regulations on this issue. Keywords: Logistics, e-logistics, e-commerce. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu thay đổi đáng kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian tới. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng hàng năm kép 410 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 (Compound Average Growth Rate - CAGR) của giai đoạn 2015 - 2025 là 49%, và quy mô thị trường dự kiến đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành nước có quy mô TMĐT lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia (82 tỷ USD) (Hồ Công Duy, 2022). Sự bùng nổ của các giao dịch thương mại điện tử đã thúc đẩy cho sự đổi mới tiên phong trong dịch vụ logistics - khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đó, để bắt kịp với xu thế phát triển của logistics trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0 và tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển, nhà nước cần đưa ra chính sách pháp luật rõ ràng, phù hợp đối với dịch vụ logistics. Tuy nhiên, quy đinh của pháp luật Việt Nam hiện nay về dịch vụ logistics còn một số bất cập như chưa xác định rõ ràng về dịch vụ logistics, có quá nhiều văn bản điều chỉnh loại hình dịch vụ này và chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ logistics trong thương mại điện tử. Từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics trong bối cảnh chuyển đổi số là cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy đã có một số công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, tuy không nhiều nhưng cũng đề cập và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau: - Nguyễn Thị Bình và Trịnh Thị Thu Hương, “Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (2021); Đỗ Đình Nam, Đỗ Văn Dũng và Trương Thị Thanh Loan, “Doanh nghiệp E-logistics ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Công thương, số 22 (2021); Nguyễn Xuân Quyết, Trần Thị Ngọc Lan, “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics) tại Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, số 19 (2019); Võ Thị Thanh Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài, “Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics”, Tạp chí Công Thương, số 12 (2019); Tạ Thị Thùy Trang, “Pháp luật về dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại điện tử”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17 (2018). N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: