Danh mục

Thực trạng logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Những vấn đề đặt ra và và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.75 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Những vấn đề đặt ra và và giải pháp" trình bày về việc phát triển hệ thống logistics còn nhiều bất cập từ cơ chế chính sách, hợp tác phát triển giữa các địa phương và công tác quy hoạch trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phân khu chức năng, liên kết hệ thống logistics gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp và lãnh thổ vùng trọng điểm Miền Trung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Những vấn đề đặt ra và và giải pháp THỰC TRẠNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ VÀ GIẢI PHÁP TS. Hồ Sỹ Ngọc Học viện Chính trị khu vực I Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT) được xác lập theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTG ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng KTTĐMT thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Gắn liền với chủ trương là yêu cầu đổi mới quy hoạch, kế hoạch và chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ và loại hình kinh tế. Theo đó, để vùng KTTĐMT trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo động lực cho quá trình phát triển cho khu vực Miền Tây và Tây Nguyên góp phần chung vào phát triển của đất nước. Đặc biệt, phát triển hệ thống logistics dựa trên sự đa dạng về lợi thế địa lý gắn với vận tải đường biển, hệ thống sân bay quốc tế, đường sắt xuyên quốc gia, hệ thống đường bộ... là những tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng đã đạt được những kết quả nhất định; tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định và đạt khá (tốc độ tăng trưởng GRDP toàn Vùng năm 2018 theo giá so sánh 2010 khoảng 7,7%, cao hơn mức tăng của cả nước là 7,08%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng), hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và phát triển; tổng mức đầu tư tăng trưởng khá; ngành du lịch tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn Vùng; các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện… Tuy nhiên, trong phát triển hệ thống logistics còn nhiều bất cập từ cơ chế chính sách, hợp tác phát triển giữa các địa phương và công tác quy hoạch trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phân khu chức năng, liên kết hệ thống logicstic gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp và lãnh thổ vùng trong điểm Miền Trung. 123 I. NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN LOGICSTICS GẮN VỚI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1. Nhận thức về logicstics Thuật ngữ logistics được chính thức đề cập tại Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, trong đó nêu rõ: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Trên quan điểm học thuật, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách hiểu chung nhất về logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối, bán lẻ… liên quan đến nhiều bộ ngành như: Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp, Công nghệ thông tin, Lao động… có trách nhiệm quản lý, định hướng và phát triển hệ thống logicstics. Về phương diện pháp lý, cho đến thời điểm hiện nay, quy định về kinh doanh dịch vụ logistics mới chỉ có Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2017 (có hiệu lực từ ngày 20/2/2018), thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên canh đó, còn lại nằm rải rác ở những văn bản Luật khác như: Bộ luật dân sự, Luật: doanh nghiệp, đầu tư, cạnh tranh, hải quan, giao thông đường bộ, đường sắt, giao thông thủy nội địa, hàng không dân dụng, hàng hải, bảo hiểm và các điều lệ, văn bản hướng dẫn thi hành. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm gắn với quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: