Danh mục

Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam: Phần 2

Số trang: 236      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.73 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (236 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phát triển doanh nghiệp trong các trường đại học trên thế giới; Thực tiễn hình thành và phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam; Những vấn đề đặt ra và chính sách cho phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam: Phần 2 Chương 4 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI 4.1. Tổng quan về phát triển doanh nghiệp trong đại học trên thế giới Phát triển doanh nghiệp và mô hình hoạt động trong các trường đại học theo hướng “đại học doanh nghiệp” đã được đề cập và quan tâm nhiều hơn trong hàng chục thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thực tiễn, ý tưởng liên kết giữa đại học - doanh nghiệp, coi trường đại học có sứ mệnh hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp đã được đề xướng kể từ đầu thế kỷ 19 bởi nhà triết học người Đức Willhelm Humboldt. Năm 1810, ông sáng lập Trường Đại học Berlin với điểm khác biệt so với các trường đại học khi đó là chuyển trọng tâm sang nghiên cứu, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự (Đinh Văn Toàn, 2016)1. Bàn luận về phát triển doanh nghiệp nói chung và trong các trường đại học nói riêng, cho đến nay còn có sự tập trung vào phát triển doanh nghiệp trong các điều kiện có sẵn của tổ chức chứ không chỉ là việc tạo ra các doanh nghiệp mới. Do vậy, PTDN còn nói về quá trình khởi nghiệp kinh doanh - tức là các thời kỳ gieo hạt, khởi động, phát triển của các doanh nghiệp (Reynolds, 2000; Reynolds và cộng sự, 2001)2. Đặc biệt là đối với các trường ĐH, nơi mà các điều kiện 1 Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, Vol. 32, số 4, 2016, tr. 32-44. 2 Reynolds, P.D. và các cộng sự (2000, 2001), “Global Entreprenuership Monitor Executive Report, Bsiness Council for the United Nations”, http://unpan1.un.org/intra doc/groups/public/documents/un/unpan002481.pdf. 118 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... cho khởi nghiệp và yếu tố nền tảng cho PTDN đang ngày càng có triển vọng và thuận lợi. Ngoài một số quốc gia tiêu biểu có hoạt động PTDN trong trường ĐH mạnh mẽ như Mỹ, Anh, một số quốc gia ở châu Âu và châu Á cũng đã thành lập các công ty do nhà trường sở hữu một phần hoặc toàn bộ để đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử và thương mại hóa kết quả, sản phẩm KHCN (Đinh Văn Toàn, 2016)1. Mỗi quốc gia này đều có những chính sách hỗ trợ và các cơ chế khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu thúc đẩy sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp trong trường đại học. 4.1.1. Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại các quốc gia châu Âu Vương Quốc Anh: Tại Vương quốc Anh, ở nhiều CSGDĐH danh tiếng thế giới như: ĐH Oxford, ĐH Cambridge, ĐH London Metropolitan, ĐH Birmingham, ĐH Manchester, ĐH Cardiff, Trường Kinh doanh London... đều có các doanh nghiệp bên trong hoặc liên kết để giúp các đại học thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000, trung bình có 95 doanh nghiệp Spin-offs được hình thành. Con số này là 248 vào năm 2001 nhưng sau đó có sự giảm nhẹ khoảng 2% từ đó cho đến năm 2006. Trong giai đoạn 2001 – 2006, số lượng các bằng sáng chế tăng 130% và số các thỏa thuận cấp giấy phép tăng 271%, trong đó đã có 26 doanh nghiệp Spin-offs tham gia thị trường chứng khoán bằng cách chào bán cổ phần ra công chúng (IPO) tạo ra hiện tượng nổi bật trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị của doanh nghiệp vượt qua con số 1,3 tỷ Bảng Anh. Bảng 4.1 sau đây sẽ cho thấy xu hướng phát triển doanh nghiệp trong đại học tại Anh giai đoạn 1997 - 2006. 1 Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, Vol. 32, số 4, 2016, tr. 32-44. Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI 119 Bảng 4.1: Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại Vương quốc Anh 1997 - 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2000 Số công ty Spin-offs 380 248 213 197 161 148 187 Số bằng sáng chế N/A 250 198 377 463 711 576 Số thỏa thuận cấp N/A 728 615 758 2,256 2,099 2,699 giấy phép Số IPO của cácSpin-offs N/A N/A 1 1 10 10 4 Giá trị IPO (triệu Bảng) N/A N/A N/A 214 604 204 246 (Nguồn: Wright và cộng sự, 20091) Theo thống kê từ Hội đồng Tài trợ giáo dục đại học Anh Quốc (HEFCE), các trường đại học đã đóng góp 3,3 tỉ Bảng Anh (khoảng 5,6 tỉ USD tại thời điểm thống kê) cho nền kinh tế của quốc gia này trong năm 2010-2011, trong đó lợi nhuận từ các công ty Spin-offs (năm 2010 có gần 1.300 công ty) mới thành lập là 2,1 tỉ Bảng Anh (tương đương 3,5 tỉ USD) và tạo ra 18.000 việc làm. Tính trung bình, cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: