Danh mục

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở - một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 72.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện giáo dục; đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015; đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò của CBQL trường THCS và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở - một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 9-14 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Trần Thế Lưu Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới phát triển sự nghiệp giáo dục, bài báo đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) trong bối cảnh hiện nay. Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện giáo dục; đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015; đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò của CBQL trường THCS và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục. Từ khóa: Phát triển, đội ngũ, cán bộ quản lí, yêu cầu cấp thiết, trung học cơ sở.1. Mở đầu Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước giai đoạn nhiều cơ hội pháttriển nhưng cũng không ít cam go, thách thức mới: Hội nhập và toàn cầu hóa với nền kinh tế từnông nghiệp lạc hậu tiến lên nền kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong nhữngyêu cầu được đặt lên hàng đầu là phải đổi mới. Đặc biệt, với giáo dục, để phát triển phải đổi mớimột cách căn bản, toàn diện. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lí là khâu then chốt” [7; tr. 130, 131]. Với vai trò là “khâu then chốt”, là một trong những yếu tố cơ bản góp phần thực hiện thànhcông sự nghiệp đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản QLGD và phát triển đội ngũ cán bộQLGD được đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầu. Thực tế, so với yêu cầu đổi mới, “quản lígiáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí bất cập về chất lượng,số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâmhuyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [8;117]. Nghị quyết Trung ương VIII đã nhận địnhchính công tác quản lí còn nhiều yếu kém là nguyên nhân dẫn tới nhiều yếu kém khác của giáodục trong thời gian qua. Thực trạng này đang là hồi chuông cảnh báo đối với giáo dục Việt Namnhững năm đầu thế kỉ XXI. Một trong những cấp học đáng được chú ý nhất là Trung học cơ sở. Đây là cấp học có mộtvai trò đặc biệt trong quá trình học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ. Vừa tiếp tục phát triển nhữngkiến thức mà học sinh đã tiếp thu được từ cấp Tiểu học và hoàn thiện nó; vừa giúp các em hìnhNgày nhận bài: 15/05/2014. Ngày nhận đăng: 10/09/2014.Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail: luutranthe59@gmail.com 9 Trần Thế Lưuthành, hoàn thiện nhân cách và định hướng cho tương lai; bước đầu hình thành cho học sinh nhữngkĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, người giáo viên và cán bộQLGD tại các trường THCS có một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu cấp thiết trong bốicảnh hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:2.1. Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số29-NQ/TW) đã xác định rõ quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: Giáo dụcvà đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư chogiáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi,cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách,điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạtđộng quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội vàbản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [8, tr 119]. Trong quá trình đổi mới,cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc nhữngkinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phảibảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: