Danh mục

Phát triển đội ngũ giáo viên cho giáo dục 2030

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày quan điểm của OECD và Việt Nam về nhiệm vụ chuẩn bị cho các học sinh sẽ tốt nghiệp phổ thông sau năm 2030. Những học sinh này phải được trang bị những phẩm chất và năng lực phù hợp để bước vào cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng. Việc hình thành những phẩm chất và năng lực này cần được các giáo viên và các nhà quản lý trường học đưa vào các chương trình giáo dục. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội ngũ giáo viên cho giáo dục 2030PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHO GIÁO DỤC 2030 ThS.NCS. Mai Quang Huy1 Tóm tắt: Bài viết này trình bày quan điểm của OECD và Việt Nam về nhiệm vụ chuẩn bị cho các học sinh sẽ tốt nghiệp phổ thông sau năm 2030. Những học sinh này phải được trang bị những phẩm chất và năng lực phù hợp để bước vào cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng. Việc hình thành những phẩm chất và năng lực này cần được các giáo viên và các nhà quản lý trường học đưa vào các chương trình giáo dục. Từ khóa: OECD, Giáo dục 2030, Giáo viên.ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những mục tiêu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcđang được tiến hành tại Việt Nam là: “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục ViệtNam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018đã đưa ra các mục tiêu về phẩm chất và năng lực cho những học sinh tốt nghiệp saunăm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục Việt Nam cũng phải trả lời các câuhỏi mà khối OECD đã nêu lên cho mục tiêu giáo dục 2030 của họ: Học sinh ngày nay cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị nào để pháttriển và để hình thành thế giới của họ? Làm thế nào để các hệ thống giảng dạy có thể phát triển những kiến thức, kỹnăng, thái độ và giá trị đó một cách hiệu quả? Nếu câu hỏi thứ nhất đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời trong chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 thì câu hỏi thứ hai vẫn đang là một vấn đề đặt ra chophát triển đội ngũ giáo viên hiện nay. Trên thế giới, các nước và các tổ chức quốc tếđã nêu lên những quan điểm và giải pháp cho câu hỏi này như là một nội dung cơbản của giáo dục 2030. Bài viết trình bày dựa trên các quan điểm của OECD, từ đónêu những khuyến nghị cho giáo dục Việt Nam.1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Điện thoại: 0904.326.283. Email: huymq@vnu.edu.vn. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế468 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngànhNỘI DUNG Quan điểm quốc tế về giáo dục 2030 Quá trình toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học – công nghệ và cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đang tạo ra những thách thức chưa từng có về xã hội, kinh tế và môitrường. Đồng thời, chính những yếu tố đó cũng đang cung cấp vô số cơ hội mới đểthăng tiến con người. Lớp trẻ đang đứng trước tương lai không chắc chắn; vì vậy họphải được chuẩn bị tốt và sẵn sàng. Các trường học phải chuẩn bị cho học sinh củamình những công việc còn chưa được tạo ra, các công nghệ chưa được phát minh đểgiải quyết các vấn đề của tương lai. Giáo dục nhà trường phải hình thành ở ngườihọc những phẩm chất và năng lực cần thiết cho thế kỷ 21. Tầm nhìn mới đối với giáo dục Các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế đã có những hành động thiết thực đểtìm ra định hướng cho sự phát triển giáo dục cho thời gian sắp tới. Một trong nhữnghoạt động tiêu biểu có thể kể đến là Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015 do UNESCOcùng với UNICEF, World Bank, UNFPA, UNDP, UN Women và UNHCR phối hợptổ chức tại Incheon, Hàn Quốc, từ ngày 19 đến 22 tháng 5 năm 2015 với sự tham giacủa hơn 1.600 người từ 160 quốc gia, trong đó có hơn 120 Bộ trưởng, những ngườiđứng đầu các cơ quan và quan chức của các tổ chức đa phương và song phương, đạidiện của xã hội dân sự, hiệp hội dạy học, thanh niên và đại diện khu vực tư nhân.Diễn đàn đã thông qua Tuyên bố Incheon Education 2030, đưa ra một tầm nhìn mớicho giáo dục trong những năm tới: “Tầm nhìn mới là biến đổi cuộc sống thông qua giáo dục, vai trò quan trọngcủa giáo dục được nhìn nhận là động lực chính của sự phát triển và trong việc đạtđược các mục tiêu phát triển bền vững đã được đề xuất. Tầm nhìn mới này đã đượcđề cập trong Mục tiêu phát triển bền vững thứ 4 là “Đảm bảo giáo dục chất lượngtoàn diện và công bằng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”và các mục tiêu tương ứng. Nó mang tính biến đổi và phổ quát, liên quan đến cáchoạt động chưa hoàn thành của chương trình nghị sự Giáo dục cho mọi người vàcác Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến giáo dục, và giải quyết các tháchthức đối với giáo dục toàn cầu và mỗi quốc gia. Nó được truyền cảm hứng từ mộttầm nhìn nhân văn về giáo dục và phát triển dựa trên quyền và nhân phẩm; côngbằng xã hội; hòa nhập; sự bảo vệ; đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và dân tộc; và chiasẻ trách nhiệm”. Khung học tập OECD 2030 đưa ra tầm nhìn được chia sẻ như sau: “Trẻ embước vào trường phổ thông năm 2018 sẽ cần phải từ bỏ quan niệm rằng tài nguyênlà vô hạn và sẽ được khai thác; các em sẽ cần phải coi trọng sự thịnh vượng chung,sự bền vững và hạnh phúc. Các em sẽ cần có trách nhiệm và được trao quyền, đặt sựhợp tác lên trên sự phân chia và tính bền vững trên mức tăng ngắn hạn.Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 469 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: