Danh mục

Phát triển hạ tầng giao thông - Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích thực trạng hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ hiện nay, đề xuất một số giải đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng toàn vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển hạ tầng giao thông - Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG – ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Thị Nga1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: ngant1988@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Đông Nam Bộ là vùng đang có những đóng góp lớn đối với nền kinh tế - xã hội không chỉvới vùng mà còn của cả nước. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, dẫn đếnchuỗi cung ứng nội vùng và ngoại vùng bị quá tải, giảm tính kết nối, kìm hãm sự phát triểnchung của vùng. Chính vì vậy, phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng là một trongnhững giải pháp tháo gỡ các nút thắt thu hút đầu tư, rút ngắn khoảng cách giao thương cáctỉnh, thành phố trong khu vực. Từ đó tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế-xã hội vùng ĐôngNam Bộ. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ hiệnnay, đề xuất một số giải đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, góp phần tháo gỡ điểm nghẽnhạ tầng giao thông Đông Nam Bộ nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh– quốc phòng toàn vùngTừ khóa: hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, Đông Nam BộAbstract TRAFFIC INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT – THE POWER OF SOCIAL DEVELOPMENT IN THE SOUTHEAST AREA The Southeast is a region that is making great contributions to the economy - society not only for the region but also for the whole country. However, the transport infrastructure has not been developed synchronously, leading to overloaded supply chains in the region and abroad, reducing connectivity, and inhibiting the overall development of the region. Therefore, developing inter-regional transport infrastructure is oneof the solutions to remove bottlenecks to attract investment and shorten the trade gapbetween provinces and cities in the region. Thereby creating a driving force for the socio-economic development of the Southeast region. The article focuses on analyzing the current situation of traffic infrastructure in the Southeast region, proposing several solutions to promote the development of transport infrastructure, contributing to removing bottlenecks in the Southeast transport infrastructure to create motivation socio-economic development, ensuring security and national defense in the whole regionKeywords: traffic infrastructure, socio-economic development, Southeast1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Đông Nam Bộ là gồm có 6 tỉnh thành, gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quantrọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Mặc dù chỉ chiếm khoảng9% diện tích và 20% dân số, nhưng vùng Đông Nam bộ góp phần rất lớn cho sự phát triển đấtnước, vùng đã đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 45% tổng thu ngânsách nhà nước (2021). Vùng còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của 11cả nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thôngqua hệ thống cảng biển Việt Nam. Trong các yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, hạ tầnggiao thông không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển giao thương, thu hút đầutư kinh tế, mà còn có vai trò to lớn đối với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng…Đặc biệt, trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốctế, vai trò, vị trí của hạ tầng giao thông càng quan trọng, có tác động trực tiếp đến hiệu quả pháttriển kinh tế xã hội, thu hút vốn đầu tư và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, vùng ĐôngNam Bộ hiện nay đang đối diện với hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ, khiến chiphí vận chuyển và lưu thông hàng hóa cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.Các tuyến đường giao thông huyết mạch trong từng địa phương hoặc liên kết vùng, cửa ngõ ravào cảng lớn... đều đang ách tắc, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại. Đểvùng Đông Nam Bộ phát triển đúng với tiềm lực, khai thác thế mạnh của vùng thì hạ tầng giaothông cần phải “đi trước một bước”, phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại,hình thành liên kết vùng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư. Nghiên cứu về hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ góp phần tạo động lực phát triểnkinh tế xã hội vùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết sử dụng phương phápthu thập tài liệu, phân tích thực trạng hạ tầng giao thông của vùng Đông Nam Bộ, đánh giá vaitrò quan trọng của hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông,góp phần tháo gỡ điểm nghẽn giao thông, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại củangười dân chính là tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng, nhằm phát triểnĐông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, bền vững cũng như thực hiện Nghị quyếtsố 24-NQ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vàbảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vàNghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.2. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY 2.1. Giao thông chưa tương xứng tầm vóc Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO) 12 Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, vùng có vị trí địa lý hếtsức thuận lợi, là đầu mối giao thương quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốctế. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: