Hạ tầng giao thông bền vững vùng Tây Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạ tầng giao thông bền vững vùng Tây Nam Bộ HẠ TẦNG GIAO THÔNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY NAM BỘ TS. Nguyễn Đ nh Hòa ThS. Ma Ngọc Ngà Viện Kinh tế Việt Nam Hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, cải thiện phúc lợi và tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân. Vấn đề đặt ra là cách thức phát triển nhằm nâng cao vai trò và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển hạ tầng giao thông. Bài viết đề cập về cách tiếp cận hạ tầng giao thông bền vững và thực trạng, thách thức đối với phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. I. Khung phân tích hạ tầng giao thông bền vững vùng Tây Nam Bộ 1.1. Quan niệm về hạ tầng giao thông bền vững vùng Tây Nam Bộ Cho đến nay, hạ tầng giao thông thường được quan niệm tr n các phương diện: i) là các loại tài sản hữu hình và các loại hình hạ tầng giao thông; ii) do con người hay thiên nhiên tạo ra; iii) hạ tầng cứng và hạ tầng mềm (UN 2016, Agbigbe 2016, Đỗ Đức Tú 2012, Đặng Trung Thành 2012). Nhìn chung, các thảo luận về hạ tầng giao thông (HTGT) tập trung vào khía cạnh kỹ thuật và huy động, sử dụng nguồn tài chính. Trong khi đ , một số nghiên cứu về HTGT bền vững chủ yếu xem xét về bền vững của các công trình HTGT. Từ khía cạnh kỹ thuật, Karlsson và cộng sự (2017) cho rằng HTGT bền vững là giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng các loại vật liệu và năng lượng thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguy n và năng lượng. Theo Bryce (2008), đường cao tốc xanh là hệ thống các con đường giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, sử dụng các loại vật liệu tái tạo, bảo vệ hệ sinh thái, giảm ti u hao năng lượng và tối đa h a lợi ích toàn xã hội. Một số nghiên cứu xem xét HTGT bền vững với góc nhìn rộng hơn nhưng chưa phản ánh các đặc thù, nhất là đặc thù về điều kiện tự nhi n như vùng Tây Nam Bộ (TNB). Nghiên cứu về HTGT vùng TNB, Đặng Trung Thành (2012) quan niệm: hạ tầng bền vững về kinh tế là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thỏa mãu nhu cầu vận tải với chất lượng tốt, tạo thành mạng lưới liên hoàn, kết nối các phương thức vận tải, kết nối mạng lưới giao thông; bền vững về xã hội là đảm bảo công bằng xã hội, giảm nghèo, từng bước tạo sự cân bằng giữa các vùng, giải phòng mặt bằng hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến cư dân; bền vững về môi trường là hạn chế tác động đến môi trường sống, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn môi trường cảnh quan, đa dạng sinh học. Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên – xã hội của vùng TNB, chúng tôi quan niệm rằng HTGT bền vững vùng TNB (HTGT đối với phát triển bền vững của vùng TNB) là HTGT đồng bộ, c cơ cấu hợp lý giữa các phương thức vận tải và phù hợp với điều kiện tự nhiện – kinh tế – xã hội vùng TNB, hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với chi phí hợp lý và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. HTGT bền vững vùng TNB: bền vững về kinh tế là thiết lập được một hệ thống HTGT hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh 87 tế; bền vững về môi trường là giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bền vững về xã hội là hướng tới khả năng tiếp cận cho người dân với chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông. 1.2. Các tiêu chí đánh giá hạ tầng giao thông bền vững vùng Tây Nam Bộ Các tiêu chí, chỉ ti u đánh giá HTGT bền vững vùng TNB dựa vào các căn cứ sau đây: i) Căn cứ vào các mục tiêu của Chương trình nghị sự tới năm 2030 của Liên hợp quốc (SDG 2030). Chương trình 2030 đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 169 chỉ tiêu thành phần. SDG 2030 không có mục tiêu trực tiếp cho lĩnh vực HTGT nhưng c 9 mục tiêu SDG liên quan chặt chẽ tới HTGT. ii) Căn cứ vào các mục tiêu phát triển của Việt Nam: chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011–2020; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long; ... iii) Căn cứ vào chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; kế hoach hành động của Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 – 2020 (Quyết định số 4088/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2013). Việc xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cần đảm bảo nguyên tắc SMART: i) cụ thể (specific); ii) đo lường được (measurable); iii) tính phù hợp (appropriate); iv) tính thực tế (realistic); v) thời gian cụ thể (timely). Xuất phát từ các căn cứ và nguyên tắc SMART, trong phạm vi bài viết này, các tiêu chí, chỉ tiêu áp dụng để đánh giá HTGT bền vững vùng TNB như sau: 1.2.1. Các tiêu chí đánh giá về hạ tầng giao thông vùng Tây Nam Bộ a) Các chỉ tiêu thể hiện về quy mô và năng lực hạ tầng giao thông i) Chỉ tiêu về số lượng: chiều dài hoặc số lượng của từng loại hạ tầng giao thông và sự gia tăng về số lượng; khoảng cách và thời gian tiếp cận tới hạ tầng giao thông ii) Chỉ tiêu về mật độ: Mật độ đường theo diện tích đất (km/km2); Mật độ đường bộ theo dân số (km/1000 dân) iii) Chỉ tiêu về năng lực khai thác: Số lượng hành khách, khối lượng hàng h a được thông qua công trình giao thông b) Các chỉ ti u đánh giá chất lượng của hạ tầng giao thông i) Các chỉ tiêu đánh giá tính hiện đại: Phân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của loại hạ tầng; số km đường cao tốc trong khu vực/số km đường chính yếu (Cao tốc+ cấp 1), số lượng CHK cấp 4E, 4F;... ii) Tính đồng bộ, kết nối của hạ tầng giao thông - Sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật Đ là sự phù hơp giữa các bộ phần cấu thành của hạ tầng giao thông, giữa công trình hạ tầng giao thông với đối tượng mà nó phục vụ (ví dụ, cầu có phù hợp cho xe tải đi qua hoặc c đủ độ cao so với mặt nước để tàu thuyền có thể qua ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hạ tầng giao thông bền vững Hạ tầng giao thông vùng Tây Nam Bộ Phát triển hạ tầng giao thông Phát triển giao thông vận tải Đầu tư hạ tầng giao thôngTài liệu cùng danh mục:
-
7 trang 578 7 0
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 trang 462 0 0 -
42 trang 376 7 0
-
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 322 0 0 -
11 trang 297 0 0
-
Giáo trình Cây xanh đô thị: Phần 1
52 trang 296 13 0 -
Vướng mắc khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để thẩm định giá trị đất đai ở Việt Nam
20 trang 293 0 0 -
thông tin quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố hà nội (phía bắc sông hồng)
45 trang 290 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 271 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 252 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0