Danh mục

Phát triển hệ sinh thái số cho giáo dục mở và đào tạo từ xa trực tuyến ở Việt Nam: Khung tiếp cận dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 614.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành phân tích, đóng góp cho việc hướng dẫn các nghiên cứu, hoạch định chiến lược, chính sách và định hướng phát triển cho E-learning ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển hệ sinh thái số cho giáo dục mở và đào tạo từ xa trực tuyến ở Việt Nam: Khung tiếp cận dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI SỐ CHO GIÁO DỤC MỞ VÀ ĐÀO TẠO TỪ XA TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM: KHUNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TOÀN DIỆN ThS. Nguyễn Minh Đỗi Trường Đại học Mở TP. HCMTóm tắt: Cùng với quá trình số hoá mạnh mẽ hoạt động giáo dục và đào tạo trong cuộccách mạng 4.0, E-learning đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong các loạihình giáo dục, đào tạo khác nhau với sự mở rộng tham gia của nhiều bên liên quan. Tuynhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong quá trình áp dụng và phát triển các phương thức e-learning cho giáo dục mở và đào tào tạo từ xa ở Việt Nam cần được xác định và đánh giámột cách đầy đủ. Một trong những vấn đề chính là sự phức tạp trong việc xác định cácthành phần của hệ thống và các mối quan hệ giữa các thành phần này với nhau để có thểứng dụng phương thức học trực tuyến thành công. Tham luận này nhằm mục đích xâydựng một khung phân tích để phát triển hệ sinh thái số cho giáo dục mở và đào tạo từ xa.Dựa vào lý thuyết hệ sinh thái, tác giả tập trung phân tích ba nhóm thành phần gồm cácđơn vị “sinh học”, các đơn vị “phi sinh học” và môi trường của hệ sinh thái. Khungphân tích này sẽ đóng góp cho việc hướng dẫn các nghiên cứu, hoạch định chiến lược,chính sách và định hướng phát triển cho E-learning ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.Từ khoá: E-learning, giáo dục mở, MOOC, đào tạo từ xa, khung e-Learning1. Giới thiệu Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, phương thức học tập, đàotạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) không chỉ đã và đang được ứng dụng mạnhmẽ trong loại hình giáo dục học trực tiếp truyền thống (face-to-face teaching), mà cònđặc biệt thích ứng với loại hình giáo dục mở (open education) và từ xa (long distancelearning). Trong hai thập kỷ qua, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện nhiều phương thứcđào tạo mới, đã giúp cho triết lý về xã hội học tập và học tập suốt đời trở nên cụ thể cũngnhư gần gũi hơn bao giờ hết khi mà việc học có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳai cũng có cơ hội được học tập thông qua Internet (García-Peñalvo & José, 2008; Bonk &ctg, 2015). Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế trong bối cảnhcách mạng 4.0 cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới cho giáo dục Việt Nam. Với tỉ lệngân sách và chi tiêu của người dân là dành cho giáo dục rất lớn, và có hơn 67% ngườidân sử dụng Internet (WB, 2005; VNNIC, 2017) là những thông số cho thấy tiềm năng tolớn trong việc phát triển E-learning về mặt giáo dục công lập lẫn các nhà đầu tư tư nhân ởmột trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường giáo dục trực tuyến lớn nhấtvới 46%, vượt qua Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc ( dkins, 2014). Tuy nhiên, chúng tađồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức từ một hệ thống giáo dục thiếu tính mở và 115hạn chế về nguồn lực dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo trực tuyến chưa đạt yêu cầuvới yêu cầu thực tiễn. Mục tiêu của tham luận này nhằm phân tích xu hướng trong việc ứng dụng cácphương thức học trực tuyến mới trong loại hình giáo dục mở và từ xa và chỉ ra các vấn đềmà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình này. Từ đó, tham luận đề xuất một khung phântích toàn diện cho việc phát triển, đánh giá và xây dựng chiến lược cho phương thức họctập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo dục đại học và đào tạotrực tuyến mở dành cho đại chúng (M Cs).2. Xu hướng phát triển của E-learning trong giáo dục mở và đào tạo từ xa Giáo dục luôn là vấn đề trọng tâm trong sự phát triển của xã hội loài người. Đadạng hoá các loại hình giáo dục được đánh dấu từ sự xuất hiện của loại hình đào tạo từ xatừ thế kỷ thứ 18 bằng hình thức thư tín vào năm 1728 khi Giáo sư Caleb Philipps lần đầutiên đã đưa ra tài liệu và hướng dẫn học tập trên một trang quảng cáo của tờ BostonGazette (Lorenzo García retio, 2001). Tuy nhiên, các bằng chứng khác cũng cho rằngmột khóa học tương ứng như vậy cũng được tổ chức ở nh vào năm 1840 khi IsaacPitman bắt đầu một khóa học ngắn hạn. Như vậy, từ những giai đoạn đầu, các việc giảngdạy từ xa bằng thư tín đã xuất hiện tại Hoa ỳ và các nước châu Âu khác. Vào nhữngnăm 1960, khi Đại học Mở ở nh được thành lập ( retio, 2001 trích dẫn bởi lcalá). vàchuyển các tài liệu in đã được chuyển sang audiotapes, băng video, và truyền tải chúngđến người học thông qua đài phát thanh, truyền hình phát sóng, điện thoại. Từ những năm1980, sự xuất hiện của viễn thông hiện đại đã mở ra bối cảnh mới cho giáo dục từ xa. Đóchính là thời đại sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào học trực tuyến với lớphọc ảo, giảng dạy ảo, mô hình học linh hoạt theo xu hướng tương tác hai chiều. Đặc biệttrong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông cũngnhư nhu cầu của giáo dục ngày càng tăng, E-Learning đã trở thành chủ đề nóng trong giaiđoạn từ những năm 1990 cho đến nay.Sự phát triển của E-Learning E-Learning được hiểu và định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào góc độ,mục tiêu và đối tượng tiếp cận. Dưới góc độ phương pháp học tập, theo báo cáo E-Content (2004), E-Learning “là một thuật ngữ bao quát mô tả bất kỳ kiểu học tập nào phụthuộc hoặc tăng cường bằng giao tiếp điện tử sử dụng công nghệ thông tin và truyềnthông mới nhất (ICT)”. Nó cũng được định nghĩa là “thuật ngữ chung bao gồm một loạtcác ứng dụng và quy trình dựa trên công nghệ ICT, bao gồm học tập dựa trên máy tính,học trên web, lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số và kết nối mạng” (Hambrecht, 2000;Kaplan-Leiserso’s online glossary), hoặc E-Learning là cách thức học mới qua mạngInternet, qua đó học viên có th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: