Danh mục

Phát triển hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí cho giáo viên phổ thông góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ: nhu cầu tư vấn học đường, thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên phổ thông và vấn đề bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí cho giáo viên phổ thông thông qua việc tìm hiểu, tổng kết những nghiên cứu, hoạt động về tư vấn tâm lí của TTNC Tâm lí học – Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong thời gian 10 năm qua. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí cho giáo viên phổ thông góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÍ CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG GÓP PHẦN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ThS. Mai Thị Mai Viện Khoa học Giáo dục Việt NamTóm tắt Quá trình học tập và phát triển, học sinh luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, tình hình dịch bệnh toàn cầunhư hiện nay thì khó khăn thách thức càng trở nên phức tạp hơn. Nhu cầu tư vấn tâm lícủa học sinh ở các trường học là rất lớn và vai trò của người giáo viên là vô cùng quantrọng. Thực tế cho thấy năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên còn nhiều hạn chế về kiếnthức và kĩ năng cơ bản, dẫn đến rất ít học sinh tìm đến giáo viên để hỗ trợ giải quyết.Việc bồi dưỡng phát triển năng lực tư vấn cho giáo viên là cần thiết và phù hợp với đặcthù lao động nghề nghiệp của họ. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên làmột trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển năng lực này cho giáo viên, từđó giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Nghiêncứu này tập trung vào làm rõ: nhu cầu tư vấn học đường, thực trạng năng lực tư vấntâm lí của giáo viên phổ thông và vấn đề bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí cho giáo viênphổ thông thông qua việc tìm hiểu, tổng kết những nghiên cứu, hoạt động về tư vấn tâmlí của TTNC Tâm lí học – Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong thờigian 10 năm qua.Từ khoá: Tư vấn tâm lí, năng lực giáo viên, nhu cầu tư vấn tâm lí, bồi dưỡng giáo viên.1. Mở đầu Xã hội phát triển cũng với những mối quan hệ đa dạng, yêu cầu và áp lực của việchọc ngày càng cao khiến cho học sinh hiện nay gặp không ít những khó khăn tâm lí. Bởivậy, các em học sinh cần nhận được sự trợ giúp để phát triển toàn diện cả về thể lực, trithức và nhân cách. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia nhận thấy tầm quan trọng của côngtác tư vấn tâm lí, vai trò của giáo viên trong việc tham gia hỗ trợ học sinh gặp khó khăncả về học tập hướng nghiệp và rối nhiễu tâm lí. Ở nước ta, công tác tư vấn tâm lí chohọc sinh phổ thông đã được ngành giáo dục và đào tạo quan tâm thể hiện qua các vănbản, chỉ thị, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực tế, công tác tư vấn tâm lí cho 174học sinh được thực hiện với các hình thức khác nhau và phần nào giúp các em giải quyếtkhó khăn vướng mắc, giải toả căng thẳng tâm lí. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đạo tạo như được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu thì việc tăngcường công tác tư vấn tâm lí sẽ góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành giáodục. Tháng 12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổthông”. Thông tư nêu rõ yêu cầu cần thành lập tổ tư vấn ở trường học. Trong điều kiệnđội ngũ nhân lực được đào tạo tư vấn/tham vấn tâm lí còn hạn chế như hiện nay, để thựchiện được quy định của thông tư thì vai trò của giáo viên nói chung, đặc biệt là giáo viênchủ nhiệm rất quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn tâm línảy sinh. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng giáo viên để giúp họ có những kiến thức, kĩ năngcơ bản trong quá trình thực hiện tư vấn cho học sinh là điều rất cần thiết và có ý nghĩa.2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhu cầu tư vấn học đường và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên phổ thông Các nghiên cứu của tác giả Hoàng Gia Trang (2013, 2016, 2020); Nguyễn HồngThuận (2018), Lê Quỳnh Nga (2020), Nguyễn Hồng Thuận & Lê Thị Quỳnh Nga(2017), Nguyễn Thị Hiền (2016)…đã chỉ rõ những khó khăn học sinh thường gặp phảitrong thực tế học tập cũng như đời sống từ đó xác định nhu cầu tư vấn của học sinh, cụthể như sau: Những khó khăn học sinh thường gặp phải, các tác giả Nguyễn Hồng Thuận, LêThị Quỳnh Nga (2015, 2017), Nguyễn Thị Hiền (2016),…đưa ra bao gồm: Khó khăntrong học tập: phương pháp học chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ học tập; phải ứngphó với những áp lực thi cử và thành tích học tập, căng thẳng do học quá nhiều khôngđược nghỉ ngơi, …; Khó hợp tác với bạn: khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc tronghoạt động chung (không giải quyết được mâu thuẫn, không tạo được uy tín, bị các bạntẩy chay,…); Những băn khoăn trong vấn đề giới tính: sự phát triển về cơ thể, nhữnghiện tượng bất thường về giới tính, ….; Vướng mắc trong quan hệ với cha mẹ: Khi bịcha mẹ tạo áp lực về học hành và thi cử, thành tích học tập, bất bình đẳng trong quan hệgia đình, khi thiếu sự đồng cảm và chia sẻ từ cha mẹ, mẫu thuẫn gia đình,…; Khó khăntrong quan hệ với thầy cô: Cảm thấy giáo viên có định kiến về mình, cho rằng thầy côkhông yêu quý mình…; Khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tươn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: