Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ECONOMIC DEVELOPMENT ASSOCIATED WITH SOCIAL, CULTURAL DEVELOPMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE CURRENT PERIOD IN VIETNAM TS. Trần Quốc Tuấn Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế đất nước, góp phần vào sự bình ổn đi lên của xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn, đặc biệt là giải quyết hài hòa, hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội đất nước. Bài viết đề cập tới tình hình phát triển kinh tế và văn hóa trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam và đề xuất một số các giải pháp về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội một cách hài hòa, nhằm tạo sự phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường Abstract: Recently, Vietnam has achieved many remarkable achievements in the economic development of the country, contributing to the stabilization of society and national security. However in that process of economic development, Vietnam has also encountered many challenges, hardships, especially resolving the relationship between economic development and social - cultural development of the country harmoniously and effectively in the current situation. The article refers to the situation of economic and cultural development in the current period in Vietnam and proposes a number of solutions on the relationship between the economic development and the cultural - social development in a harmonious way, aiming to create sustainable development for Vietnam in the future. Key words: economic development, cultural development, society NỘI DUNG 1. Kinh tế và tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1.1. Các lý luận về phát triển kinh tế Có thể nói rằng, chỉ thông qua lao động làm ra của cải vật chất, con người mới thực sự tiến hóa, hoàn thiện và phát triển bản thân mình. F. Engel đã chỉ ra hai đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa con người với các loài vật khác đó là lao động và ngôn ngữ, trong đó yếu tố thứ nhất đó là lao động quan trọng hơn cả. Trong cuốn sách có tiêu đề Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, Engel viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế 998 đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người”. Lịch sử loài người từ khi hình thành đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn của các phương thức lao động, sản xuất nhằm mang lại một năng xuất lao động ngày càng nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội. Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất, cụ thể là các phương thức: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy; Phương thức sản xuất châu Á; Phương thức sản xuất Slavơ; Phương thức sản xuất phong kiến; Phương thức sản xuất tư bản; Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và Phương thức sản xuất cộng sản. Cũng theo Marx, các phương thức sản xuất trên đây lần lượt ra đời và thay thế nhau trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Các phương thức sản xuất này thể hiện sự tiến hóa, đi lên của việc lao động sản xuất làm ra của cải, vật chất của con người và nó trở thành sự phát triển kinh tế trong các xã hội ở những thời điểm nhất định. Phát triển kinh tế suy cho cùng là sự là sự gia tăng của cải vật chất hoặc quy mô sản lượng của một quốc gia, vùng, lãnh thổ tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định, và đồng thời có sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống con người. Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế trên thế giới, tính đến nay đã có nhiều lý thuyết về nó, có thể kể ra đây như: 1. Lý thuyết Linear-Stages (trong những năm 1950 và 1960); 2. Lý thuyết các mô hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm 1960 và đầu những năm 1970); 3. Lý thuyết Phụ thuộc thế giới (International Dependency), bao gồm: Mô hình phụ thuộc tân thuộc địa, Mô hình biến hóa sai (False Paradigm Model) và Luận điểm phát triển kép (Dualistic Development Thesis); 4. Lý thuyết Cách mạng tân cổ điển (Những năm 1980), trong đó bao gồm thuyết Tiếp cận thị trường tự do (Free Market Approach), thuyết Lựa chọn công cộng (Public Choice), thuyết Tiếp Cận Nền Kinh Tế Chính Trị Mới (New Political Economy Approach), thuyết Tiếp cận thị trường thuận lợi (The Market Friendly Approach); 5. Lý thuyết tăng trưởng mới (hay còn gọi là Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh cuối những năm 1980 và 1990). Các lý thuyết này đã tổng kết, nhận xét, chỉ ra thực tế hoặc đề xuất đường hướng phát triển kinh tế điển hình của một số quốc gia trên thế giới tại những thời điểm khác nhau. Mỗi một lý thuyết đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, nhưng điểm chung là đều đề xuất những cách thức ưu việt nhất trong việc làm ra nhiều của cải, sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người trong xã hội. 1.2. Phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Đối với Việt Nam, việc phát triển kinh tế từ sau khi thống nhất tổ quốc năm 1975 đã trải qua 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn trước năm 1986 (thường được gọi là giai đoạn trước đổi mới hay thời kỳ bao cấp), với đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động. Nền kinh tế hoạt động theo c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Phát triển văn hóa xã hội Công tác bảo vệ môi trường Ứng phó biến đổi khí hậu Cải thiện môi trường kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
82 trang 197 0 0
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 166 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Chính sách về 'tẩy xanh' của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam
4 trang 130 0 0 -
134 trang 126 0 0
-
Vận dụng mô hình kinh doanh Osterwalder tại doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
5 trang 104 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 79 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 70 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý thuyết và minh họa tại Tập đoàn An Thái
8 trang 50 0 0 -
69 trang 49 0 0
-
87 trang 48 1 0
-
73 trang 46 0 0
-
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không
6 trang 45 0 0 -
8 trang 43 0 0
-
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 41 0 0 -
150 trang 40 0 0