Danh mục

Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.65 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày: Quan niệm về cảm xúc thẩm mĩ; vai trò của tác phẩm văn học trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ; một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0199Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 81-88This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC THẨM MĨ CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC Nguyễn Thị Hồng Vân Phòng Quản lí Khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Cảm xúc thẩm mĩ là một phương diện biểu hiện của phẩm chất, năng lực người học mà chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn tới cần hướng đến. Môn Ngữ văn, thông qua việc dạy học tác phẩm văn học có ưu thế trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Bài viết trình bày: quan niệm về cảm xúc thẩm mĩ; vai trò của tác phẩm văn học trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ; một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học. Từ khóa: Năng lực, cảm xúc thẩm mĩ, tác phẩm văn học.1. Mở đầu Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông vừa là môn học công cụ, vừa là môn học nghệthuật, có chức năng giáo dục thẩm mĩ, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lựccảm xúc thẩm mĩ cho học sinh (HS). Thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt và đặc biệt là nhữnghình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học (TPVH), các em được bồi dưỡng năng lực tưởngtượng, sáng tạo, được làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hoànthiện nhân cách của mình. Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm về cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩnhư: Giải mã trí tuệ cảm xúc của Andrea Bacon & Ali Dawson [3]; Một tư duy hoàn toàn mới –bán cầu não phải sẽ thống trị tương lai của Daniel H.Pink [7]; một số nghiên cứu về tác phẩm vănhọc và phát triển năng lực trong dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn mộtcách hệ thống về năng lực cảm xúc thẩm mĩ và phát triển năng lực này trong dạy học tác phẩm vănhọc.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ và tác phẩm văn học2.1.1. Cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩ Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, cảm xúc (hay xúc cảm) là: “Phản ứng tìnhcảm chủ quan mạnh của con người và động vật cấp cao phát sinh khi nhận được kích thích từ bênngoài và bên trong cơ thể. Cảm xúc là một hình thức phản ảnh thực tế khách quan trong bộ não vàNgày nhận bài: 10/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/10/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Vân, e-mail: nhvan1965@gmail.com 81 Nguyễn Thị Hồng Vânđược biểu hiện bằng thái độ của người và động vật với sự vật và các hiện tượng xung quanh. Cảmxúc thường kèm theo biểu hiện sinh lí (thay đổi sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở, hoạt động các tuyếnnội tiết, trạng thái cơ thể...) và trạng thái tâm lí. Cảm xúc đơn giản nhất là cảm giác bẩm sinh dotác nhân có ý nghĩa quan trọng đối với tồn tại của cơ thể (thức ăn, nhiệt độ, đau...)” [1]. Từ điểnTiếng Việt (2000) nêu ngắn gọn: Cảm xúc là những “rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việcgì” [2]. Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì cảm xúc/xúc cảm là một trạng thái tinh thần, một“cung bậc” tình cảm, thể hiện những rung động của con người trước cuộc sống... có khi là nhữngrung động với chính mình. Sự hình thành cảm xúc là một yếu tố quan trọng và cũng là điều kiệntất yếu đối với sự phát triển của mỗi người, góp phần hình thành và phát triển một nhân cách. Cảm xúc thẩm mĩ được hiểu là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiệntượng thẩm mĩ khách quan trong thế giới tự nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật. Sắc tháicảm xúc thẩm mĩ hết sức phong phú, đa dạng như chính hiện tượng thẩm mĩ khách quan đa sắc đadiện. Đó là cảm giác sảng khoái trước cái đẹp, ngưỡng mộ trước cái cao cả, đau xót trước cái bi,khinh bỉ trước cái hài, ghê tởm trước cái thấp hèn, buồn rầu trước cái xấu, căm ghét trước cái ác,mến phục trước cái thiện. . . Nói cách khác, đó là biểu hiện trực quan nhận thức của con người vềnhững giá trị của cuộc sống. Trong văn học nghệ thuật, nói đến cảm xúc chính là nói đến cảm xúc thẩm mĩ. Đó là nhữngtình cảm, thái độ và niềm rung động mà nhà văn muốn khơi dậy ở người đọc trước những hìnhảnh, hình tượng thiên nhiên, con người, những sự việc, sự kiện, hành động, thể hiện các phươngdiện thẩm mĩ: bi - hài, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, thiện - ác,.. Trong nghệ thuật, xu hướng cảmxúc thẩm mĩ luôn gắn với sự khám phá các giá trị thẩm mĩ và quan điểm, thái độ do luôn được sựsoi chiếu bởi tư tưởng, cảm xúc của nhà văn.2.1.2. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ Theo Andrea Bacon & Ali Dawson [3], bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ởĐH Yale và John Mayer ở ĐH New ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: