Danh mục

Phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng phần Kim loại lớp 12 - THPT

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 623.18 KB      Lượt xem: 123      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển tư duy độc lập cho học sinh là hướng đến phát triển toàn diện người học. Bài tập hóa học nói chung và bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng nói riêng giữ vai trò rất quan trọng, vừa là mục đích, là nội dung vừa là phương pháp dạy học hiệu quả. Để phát triển tư duy độc lập cho học sinh thì giáo viên cần phải có hệ thống các biện pháp tác động hợp lý, vừa củng cố kiến thức cơ bản, hình thành cho học sinh các phương pháp giải toán, vừa rèn cho học sinh hình thành các thao tác tư duy và kích thích được hứng thú học tập của học sinh khi giải bài tập hóa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng phần Kim loại lớp 12 - THPT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỊNH LƯỢNG PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 - THPT HOÀNG CÔNG ANH Trường THPT số 4 Bố Trạch, Quảng Bình Tóm tắt: Phát triển tư duy độc lập cho học sinh là hướng đến phát triển toàn diện người học. Bài tập hóa học nói chung và bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng nói riêng giữ vai trò rất quan trọng, vừa là mục đích, là nội dung vừa là phương pháp dạy học hiệu quả. Để phát triển tư duy độc lập cho học sinh thì giáo viên cần phải có hệ thống các biện pháp tác động hợp lý, vừa củng cố kiến thức cơ bản, hình thành cho học sinh các phương pháp giải toán, vừa rèn cho học sinh hình thành các thao tác tư duy và kích thích được hứng thú học tập của học sinh khi giải bài tập hóa học. Kết quả, học sinh tự mình tư duy giải được bài toán trên cơ sở tự độc lập suy nghĩ, phát triển được năng lực tư duy độc lập. Từ khóa: tư duy độc lập, bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng, Hóa học 12 1. MỞ ĐẦU Nói đến dạy học hóa học, người giáo viên không những phải truyền thụ kiến thức khoa học mà còn phải rèn luyện cho học sinh ý thức tự học và tự học suốt đời. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức khoa học một cách chủ động và bền vững, trong đó hình thành tư duy độc lập cho học sinh là một vấn đề quan trọng của việc đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Như vậy, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh thói quen suy nghĩ và hành động độc lập, từ tư duy độc lập sẽ dẫn đến tư duy phê phán, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề tạo tiền đề hình thành tư duy sáng tạo. Như vậy, độc lập là tiền đề cho sáng tạo. Hiện nay, có nhiều cách để hình thành tư duy độc lập cho học sinh, trong đó bài tập trắc nghiệm khách quan định lượng cũng là một phương pháp để hình thành tư duy độc lập cho học sinh. Để phát triển được tư duy độc lập cho học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan, trước hết học sinh phải được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết trọng tâm, hình thành các kỹ năng, phương pháp giải toán, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy từ đó hình thành tư duy độc lập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. 2. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC [1], [4] Trong học tập nếu học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết, biết vận dụng linh hoạt thì ít mắc sai lầm hơn khi giải bài tập hóa học. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức trọng tâm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Giáo viên có thể dự đoán các kiến thức mà học sinh thường không hiểu đầy đủ, dẫn đến các suy luận sai lầm. Giáo viên cần lựa chọn các bài tập lý thuyết (định tính, định lượng) để giúp học sinh nắm được bản chất các quá trình hoá học xảy ra trong các hệ chất. Dưới đây là một số ví dụ. Câu 1. Hoàn thành phương trình hóa ho ̣c sau: FeS2  HNO3  Fe(NO3 )3  H 2SO 4  NO 2  H 2O Giáo viên hướng dẫn học sinh suy luận: phân tử FeS2 có 2 nguyên tố nhường electron, nên khi viết bán phản ứng thì phải cân bằng tỉ lệ các nguyên tố trong phân tử FeS2. 1FeS2  Fe3  2S6  15e 1 N 5  e  N 4  15 Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 216-222 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP... 217 Thêm hệ số vào phương trình và cân bằng môi trường, ta được: FeS2  18HNO3  Fe(NO3 )3  2H 2SO4  15NO2  7H 2O Câu 2. Cho một mẩu kim loại Cu vào dung dịch NaNO3 không thấy hiện tượng gì xảy ra. Thêm tiếp vào vài giọt dung dịch HCl thì Cu tan dần tạo thành dung dịch màu xanh lam và đồng thời có khí thoát ra, hóa nâu trong không khí. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng? Giáo viên dẫn dắt để học sinh tự suy luận: Cu + NaNO3  không phản ứng; Cu + HCl  không phản ứng. Cu + HCl + NaNO3  có phản ứng; Lý do? Do trong môi trường H+ (hoặc OH-) thì muối NO 3- có tính oxi hóa mạnh tương tự HNO3, nên Cu bị oxi hóa tạo Cu2+ và khí NO không màu, trong không khí NO kết hợp với O2 tạo NO2 màu nâu đỏ: 3Cu + 8H + + 2NO3-  3Cu 2+ + 2NO  + 4H 2O ; 2NO + O2  2NO2 (nâu đỏ). Câu 3. Thêm từ từ 30 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,112 lít. D. 0,336 lít. Hướng dẫn: Kiến thức lý thuyết cần nắm là “cho từ từ” nên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: