Bài báo giới thiệu một số dạng bài tập “Tổng hợp và điều chế các hợp chất hữu cơ” đồng thời phân tích ý nghĩa tác dụng của chúng trong việc phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh giỏi. Các dạng bài tập này được áp dụng để luyện tập khi dạy bài mới thuộc các chương Ancol - Phenol, Anđehit - Xeton và Axit cacboxylic tại hai trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên và THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tư duy hoá học cho học sinh giỏi qua các bài tập tổng hợp hữu cơ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 102-113 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY HOÁ HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUA CÁC BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ Ngô Thị Ngọc Mai Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định E-mail: ngongocmai@hotmail.com Tóm tắt. Bài báo giới thiệu một số dạng bài tập “Tổng hợp và điều chế các hợp chất hữu cơ” đồng thời phân tích ý nghĩa tác dụng của chúng trong việc phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh giỏi. Các dạng bài tập này được áp dụng để luyện tập khi dạy bài mới thuộc các chương Ancol - Phenol, Anđehit - Xeton và Axit cacboxylic tại hai trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên và THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống bài tập Tổng hợp và điều chế các hợp chất hữu cơ do chúng tôi lựa chọn và xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tư duy hóa học cho học sinh giỏi. Từ khóa: Bài tập, tổng hợp, điều chế, các hợp chất hữu cơ, năng lực tư duy, học sinh giỏi.1. Mở đầu Ngày nay “tổng hợp hữu cơ” là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, tạo ra sự chú ývà quan tâm không ngừng của các nhà khoa học. Tổng hợp hữu cơ là tìm tòi các phươngpháp để đi từ các phân tử đơn giản xây dựng nên các phân tử phức tạp hơn với những tínhchất mong đợi. Đặc biệt là bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần các hợp chất thiên nhiêncó hoạt tính sinh học, kể cả peptit và protein. Cùng với sự phát triển nhận thức trong lĩnhvực hoá học cấu trúc và lập thể, cũng như sự phát triển không ngừng về những phươngpháp và thiết bị thực nghiệm, các nhà hoá học ngày càng tạo ra nhiều phương pháp mới vàsự đa dạng cho “tổng hợp hữu cơ”. Do vậy, khối lượng kiến thức đặt ra cho người học làrất lớn và mênh mông, sẽ rất khó khăn để tiếp thu kiến thức đó nếu không có sự lựa chọnvà hệ thống thích hợp [4]. Tổng hợp hữu cơ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống mà còncó ý nghĩa quan trọng trong dạy học hóa học. Trong các đề thi chọn học sinh giỏi hóa họccác cấp, bài tập tổng hợp hữu cơ là một trong những nội dung quan trọng. Việt Nam sẽđăng cai tổ chức kỳ thi Olimpic Hóa học quốc tế vào năm 2014, tuy nhiên hệ thống bàitập tổng hợp hữu cơ cho học sinh giỏi còn ít, chủ yếu tham khảo từ các giáo trình đại học.102 Phát triển năng lực tư duy hoá học cho học sinh giỏi qua các bài tập tổng hợp hữu cơDo đó rất cần thiết xây dựng một hệ thống bài tập tổng hợp hữu cơ nhằm giúp người họcnắm vững và hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện khả năng lựa chọn, phân tích, tổng hợp,...từ đó phát triển năng lực tư duy hoá học và tư duy khoa học. Bài báo này sẽ giới thiệu mộtsố ví dụ về bài tập tổng hợp hữu cơ và phân tích ý nghĩa tác dụng của chúng nhằm pháttriển năng lực tư duy hóa học cho học sinh giỏi.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực tư duy hóa học của học sinh giỏi [2]2.1.1. Khái niệm tư duy và tư duy hóa học Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liênhệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trướcđó ta chưa biết. Nét nổi bật của tư duy là tính có vấn đề, tức trong hoàn cảnh có vấn đềtư duy được nảy sinh. Tư duy hóa học được đặc trưng bởi phương pháp nhận thức hóa học nghiên cứu cácchất và các quy luật chi phối quá trình biến đổi này. Trong hóa học, các chất tương tác vớinhau đã xảy ra sự biến đổi nội tại của các chất để tạo thành các chất mới. Sự biến đổi nàytuân theo những nguyên lý, quy luật, những mối quan hệ định tính và định lượng của hóahọc. Việc sử dụng các thao tác tư duy, sự suy luận đều phải tuân theo các quy luật này.Trên cơ sở của sự tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ, thông qua các bài tập, nhữngvấn đề đặt ra của ngành khoa học hóa học là rèn luyện các thao tác tư duy, phương phápnhận thức khoa học.2.1.2. Đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh theo quan điểm của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang Việc đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh thông qua quá trình dạy họcmôn Hoá học bản chất là chúng ta cần đánh giá: khả năng nắm vững những cơ sở khoahọc một cách tự giác, tự lực, tích cực, sáng tạo của học sinh (nắm vững là: hiểu, nhớ, vậndụng thành thạo) và trình độ phát triển năng lực nhận thức và năng lực thực hành trên cơsở nắm vững những cơ sở khoa học. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả của nó, gồm có bốn có 4trình độ nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo: - Trình độ tìm hiểu: Nhận biết, xác định, phân biệt, và nhận ra kiến thức cần tìmhiểu. - Trình độ tái hiện: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩa (kiếnthức tái hiện). - Trình độ kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng c ...