Danh mục

Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong khung cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.72 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số (Digital economy). Bài viết này đề cập đến nền kinh tế số trên thế giới và ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các trụ cột của nền kinh tế số trong khung cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong khung cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 13 PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM TRONG KHUNG CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS Hàn Viết Thuận Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số (Digital economy). Kinh tế số xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của các quốc gia. Tại Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế số chiếm khoảng 45%-50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế số chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Các nhà khoa học ước tính đến khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nền kinh tế thông minh, kinh tế số. Bài viết này đề cập đến nền kinh tế số trên thế giới và ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các trụ cột của nền kinh tế số trong khung cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: Cách mạng 4.0, Kinh tế số, CNTT&TT, Phát minh sáng chế, Giáo dục quốc dân, Đào tạo nguốn nhân lực kinh tế số 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NỀN KINH TẾ SỐ Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số. Chưa bao giờ vai trò của tri thức, của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội lại trở nên quan trọng như ngày nay. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển của nền kinh tế này như Kinh tế thông tin - Information economy (M.U. Porta, 1977), Kinh tế mạng - Network Economics (A. Nagurney, 2002), Kinh tế dựa vào tri thức - Knowledge based economy (B.Godin, 2006), Kinh tế mới - New economy (B.Godin, 2008). Kinh tế tri thức - Knowledge economy (Stehr,Nico; Mast, Jason L. 2012), Kinh tế số - Digital economy (S.G. Carmichael, 2016). Tuy có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có chung một nội hàm cơ bản nhất là nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiến thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển trên nền tảng công nghệ số [20]. 14 Nền kinh tế số là tên gọi chung khá thông dụng hiện nay và được bàn luận đến một cách sôi nổi, nhất là từ khi có sự phổ cập rộng rãi của Internet và sự hình thành xa lộ thông tin toàn cầu. M.U Porat trong bài báo “The Information Economy: Definition and Measurement” (Kinh tế thông tin: định nghĩa và đo lường) (M.U Porat, 1977) đã đưa ra khái niệm kinh tế thông tin và sự đo lường hoạt động thông tin trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động thông tin được định nghĩa bao gồm những ngành nghề cụ thể có chức năng chính là sản xuất, xử lý, truyền đạt thông tin có giá trị kinh tế cao. Anna Nagurney tại Đại học Massachusets trong bài báo “Network Economics: An Introduction” (Kinh tế mạng: Nhập môn) (A. Nagurnay, 2002) đã chỉ ra rằng “Trong suốt chiều dài lịch sử, hệ thống các mạng kỹ thuật đã đóng vai trò là nền tảng để kết nối con người với nhau và liên kết các hoạt động của họ. Sự nghiên cứu về mạng, về bản chất phải theo qui mô liên ngành do mức độ rộng lớn của chúng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ như toán ứng dụng, khoa học máy tính, khoa học kỹ thuật với các ứng dụng đa dạng trong kinh tế, tài chính, và thậm chí cả sinh học” Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ nền kinh tế kỹ thuật số là N. Negroponte vào năm 1994 trong bài báo Bits and Atoms (Bit và nguyên tử) N. Negroponte là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Massachusetts, là người đầu tiên đã nhấn mạnh một sự thay đổi cơ bản trong nền tảng của sản xuất xã hội. Đó là sự chuyển đổi từ chế biến nguyên tử sang xử lý bit và phác thảo ra những đặc điểm cơ bản của mô hình kinh doanh mới - thực tế ảo (Negroponte, 1994). Tiếp đó, nhà khoa học Don Tapscott trong bài báo “The Digital Economy: Promise and Peril in Age of Networked Intelligence” (Nền kinh tế kỹ thuật số: Hứa hẹn và thách thức trong kỷ nguyên kết nối mạng) đã mô tả kỷ nguyên của nền kinh tế kỹ thuật số như một hiện tượng cách mạng, kết hợp các hình thức phát triển mới của truyền thông, công nghệ máy tính, cũng như quảng bá thông tin theo thứ tự để tạo ra một hình thức tương tác toàn cầu trong xã hội và toàn thế giới (D. Tapscott, 1996). Anderson và Wladawsky-Berger trong bài báo “The 4 things it takes to succeed in the digital economy” (4 điều cần thiết để thành công trong kinh tế số) (Anderson L, Wladawsky-Berger I, 2016) đã nhận định “ các chuyển đổi kỹ thuật số đã đạt đến điểm bùng phát. Kỹ thuật số không chỉ là một phần của nền kinh tế mà bản thân nó đã trở thành một nền kinh tế “. Hai ông cũng chỉ ra 4 yếu tố đảm bảo sự thành công của nền kinh tế số là (1)- Đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, (2)- Thường xuyên cải tiến sản phẩm, (3)- Có 15 chiến lược phát triển trong một thế giới kết nối và (4)- Có sự đổi mới hợp tác trong kinh doanh. Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong tác phẩm “The Fourth Industrial Revolution” thì khẳng định rằng chúng ta đang bắt đầu một cuộc cách mạng về cơ bản thay đổi cuộc của chúng ta. Đó là cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ông khẳng định: “Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã giải phóng con người khỏi sức mạnh cơ bắp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, được đặc trưng bởi một loạt các công nghệ mới đang hợp nhất thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, tác động đến tất cả các ngành, đến các nền kinh tế và các ngành công nghiệp”(K.Schwab, 2017) Khía cạnh tiêu cực của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: