Danh mục

Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học về các vấn đề: nhận thức của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu và sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học; mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính mà giáo viên đã và đang sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0243 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 209-216 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ KÍ HIỆU CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP TIỀN TIỂU HỌC Bùi Thị Anh Phương Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học về các vấn đề: nhận thức của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu và sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học; mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính mà giáo viên đã và đang sử dụng. Trên cơ sở đó nghiên cứu này cũng đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học gồm: Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu mới cho học sinh; Tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu; Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu; Tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp. Từ khóa: Học sinh khiếm thính, ngôn ngữ kí hiệu, lớp tiền tiểu học, phát triển, biện pháp. 1. Mở đầu Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu đã được thực hiện từ khá sớm. Trên thế giới, có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả: John Bulwar, Charles Michel Albe de L’Épee, William Stokoe [8]... Chẳng hạn như, John Bulwar đã phát triển hệ thống giao tiếp bằng tay mà có thể được sử dụng cho người điếc. Hay Charles Michel Albe de L’Épee- người đã thành lập trường công lập đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Pháp và đã xuất bản cuốn sách mô tả cách giảng dạy, hướng dẫn cho người câm điếc [8]... Ở Việt Nam, có thể kể đến các công trình của các tác giả như: Đỗ Văn Ba (chủ biên) [1] đã nghiên cứu và thống kê kí hiệu ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ của người khiếm thính Việt Nam, Cao Xuân Mỹ (chủ biên) [4] đã nghiên cứu và cho ra đời bộ từ điển điện tử đầu tiên về ngôn ngữ kí hiệu cho người khiếm thính, hay tác giả Vương Hồng Tâm [6] đã tiến hành nghiên cứu cách biểu đạt ngôn ngữ kí hiệu của người điếc Việt Nam... Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu này chủ yếu vẫn tập trung vào phân tích ngôn ngữ kí hiệu về mặt ngôn ngữ học hoặc thu thập, tổng hợp các kí hiệu mà ít có những nghiên cứu đưa ra các biện pháp hay phương pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Chẳng hạn như, trong nghiên Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Bùi Thị Anh Phương, e-mail: buianhphuongdhsp@gmail.com 209 Bùi Thị Anh Phương cứu về khả năng đọc hiểu của trẻ điếc sâu, Rachel. I .Mayberry khẳng định: Những trẻ điếc mà thành thạo ngôn ngữ kí hiệu Mĩ thường có khả năng đọc hiểu tốt hơn những trẻ điếc không thành thạo ngôn ngữ kí hiệu, mặc dù ngôn ngữ kí hiệu Mĩ có cấu trúc khác so với ngôn ngữ nói tiếng Anh [11]. Hay Sharon Baker nghiên cứu về những lợi ích của việc tiếp cận với ngôn ngữ thị giác sớm cũng chỉ ra rằng: thiếu sự tiếp cận với ngôn ngữ thị giác sớm và đầy đủ có thể là một nhân tố tạo nên các mức độ kết quả thấp về khả năng đọc hiểu ở trẻ điếc. Sự chậm trễ trong việc tiếp thu ngôn ngữ có các hậu quả tiêu cực đến nhận thức, kết quả học tập cũng như tình cảm xã hội [10]. Tác giả Phạm Thị Cơi cũng đã nói đến vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với sự hình thành ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính. Bà cho rằng không thể dạy trẻ khiếm thính ngôn ngữ nói hiệu quả nếu tách rời ngôn ngữ kí hiệu mà “cần phải dựa trên ngôn ngữ điệu bộ của trẻ để dạy ngôn ngữ nói cho chúng” [2]. Như vậy, có thể nói, đối với học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học- giai đoạn chuẩn bị cho các em vào lớp Một, ngôn ngữ kí hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ nói, nâng cao khả năng đọc hiểu, phát triển nhận thức và giao tiếp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Ngôn ngữ kí hiệu bao gồm cả những cử chỉ điệu bộ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu mà ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: