Phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 215.09 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này sẽ khái quát thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, tìm ra những nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa 12. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ThS. Trần Nguyễn Kim Đan– Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng đóng vai trò thiết yếu tới tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng được coi là ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia, vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thiếu hụt nhân sự có khả năng phân tích dữ liệu, thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số bên cạnh việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá về những tồn tại, hạn chế đối với nguồn nhân lực ngành Ngân hàng, bài viết đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Nguồn nhân lực, ngành ngân hàng, toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Ngân hàng được coi là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng là vấn đề luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, trước sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành ngân hàng đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Song khách quan mà nói, trong khi nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường đại học là rất lớn nhưng đang thiếu đi nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong một số lĩnh vực như quản lý, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế, hoạch định chiến lược, ... Do đó, tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng vẫn là bài toán nan giải đối với hệ thống ngân hàng ở nước ta. Bài viết này sẽ khái quát thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, tìm ra những nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là vấn đề đã trở nên quen thuộc với tất cả các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên 104 hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Theo Nguyễn Văn Dân (2001) toàn cầu hóa là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Toàn cầu hoá là sự tự do hoá thương mại, thị trường. Toàn cầu hoá là tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội được đẩy nhanh bởi công nghệ tin học và viễn thông”. 2.2 Nguồn nhân lực 2.2.1. Khái niệm Theo Nguyễn Ngọc Quân (2010) nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. 2.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong ngân hàng Theo Đặng Hoàng Linh (2018) vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua: - Nguồn nhân lực là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, thiết lập các kế hoạch, chương trình, dự án, xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các quy tắc ứng xử, là nền tảng định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong ngân hàng. - Nguồn nhân lực là chủ thể vận hành hệ thống, điều khiển hạ tầng công nghệ, thực thi các kế hoạch theo quy trình đã định; làm việc với cơ quan nhà nước, với đối tác và các khách hàng, tương tác với đồng nghiệp, kiểm soát các dòng luân chuyển tiền tệ và các nguồn lực khác thuộc trách nhiệm quản lý của ngân hàng. - Nguồn nhân lực là nguồn sản sinh các ý tưởng mới, các sáng kiến giúp ngày càng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất hệ thống, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 105 - Nguồn nhân lực là năng lượng để từng bước kết tinh các giá trị văn hóa doanh nghiệp, xây dựng và gìn giữ thương hiệu, bản sắc của ngân hàng. - Nguồn nhân lực với khả năng với vận động tự thân kết hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, công nghệ mới; đặc biệt thông qua đó bồi dưỡng lên những cá nhân ưu tú, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, là kế cận cho sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại. 3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam 3.1. Số lượng, trình độ nhân lực Theo Báo cáo thống kê hàng năm do Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, tính đến thời điểm 01/06/2019, toàn ngành Ngân hàng có khoảng 346.614 người, với cơ cấu trình độ như sau: Tiến sĩ: 569 người, chiếm 0,16%; Thạc sĩ: 20.286 người, chiếm 5,85%; Đại học: 263.927 người, chiếm 76,16%; Cao đẳng: 23.453 người, chiếm 6,77%; Trung cấp: 20.054 người, chiếm 5,79%; Số còn lại (sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo): 18.325 người, chiếm 5,29%. Số liệu trên cho thấy, nhân lực qua đào tạo chuyên môn có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa 12. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ThS. Trần Nguyễn Kim Đan– Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng đóng vai trò thiết yếu tới tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng được coi là ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia, vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thiếu hụt nhân sự có khả năng phân tích dữ liệu, thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số bên cạnh việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá về những tồn tại, hạn chế đối với nguồn nhân lực ngành Ngân hàng, bài viết đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Nguồn nhân lực, ngành ngân hàng, toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Ngân hàng được coi là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng là vấn đề luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, trước sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành ngân hàng đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Song khách quan mà nói, trong khi nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường đại học là rất lớn nhưng đang thiếu đi nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong một số lĩnh vực như quản lý, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế, hoạch định chiến lược, ... Do đó, tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng vẫn là bài toán nan giải đối với hệ thống ngân hàng ở nước ta. Bài viết này sẽ khái quát thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, tìm ra những nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là vấn đề đã trở nên quen thuộc với tất cả các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên 104 hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Theo Nguyễn Văn Dân (2001) toàn cầu hóa là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Toàn cầu hoá là sự tự do hoá thương mại, thị trường. Toàn cầu hoá là tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội được đẩy nhanh bởi công nghệ tin học và viễn thông”. 2.2 Nguồn nhân lực 2.2.1. Khái niệm Theo Nguyễn Ngọc Quân (2010) nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. 2.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong ngân hàng Theo Đặng Hoàng Linh (2018) vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua: - Nguồn nhân lực là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, thiết lập các kế hoạch, chương trình, dự án, xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các quy tắc ứng xử, là nền tảng định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong ngân hàng. - Nguồn nhân lực là chủ thể vận hành hệ thống, điều khiển hạ tầng công nghệ, thực thi các kế hoạch theo quy trình đã định; làm việc với cơ quan nhà nước, với đối tác và các khách hàng, tương tác với đồng nghiệp, kiểm soát các dòng luân chuyển tiền tệ và các nguồn lực khác thuộc trách nhiệm quản lý của ngân hàng. - Nguồn nhân lực là nguồn sản sinh các ý tưởng mới, các sáng kiến giúp ngày càng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất hệ thống, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 105 - Nguồn nhân lực là năng lượng để từng bước kết tinh các giá trị văn hóa doanh nghiệp, xây dựng và gìn giữ thương hiệu, bản sắc của ngân hàng. - Nguồn nhân lực với khả năng với vận động tự thân kết hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, công nghệ mới; đặc biệt thông qua đó bồi dưỡng lên những cá nhân ưu tú, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, là kế cận cho sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại. 3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam 3.1. Số lượng, trình độ nhân lực Theo Báo cáo thống kê hàng năm do Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, tính đến thời điểm 01/06/2019, toàn ngành Ngân hàng có khoảng 346.614 người, với cơ cấu trình độ như sau: Tiến sĩ: 569 người, chiếm 0,16%; Thạc sĩ: 20.286 người, chiếm 5,85%; Đại học: 263.927 người, chiếm 76,16%; Cao đẳng: 23.453 người, chiếm 6,77%; Trung cấp: 20.054 người, chiếm 5,79%; Số còn lại (sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo): 18.325 người, chiếm 5,29%. Số liệu trên cho thấy, nhân lực qua đào tạo chuyên môn có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Công tác quản trị nhân sự Đào tạo nhân lực chất lượng cao Cách mạng công nghiệp 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 434 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 317 0 0 -
102 trang 307 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 301 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 221 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 221 0 0