Danh mục

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.75 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp" đi sâu phân tích tình hình phát triển ngành Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế cho Ngành. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Anh Trụ Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Tel/Fax: +84-24 6261 7554 E-mail: nguyenanhtru@vnua.edu.vn 1. Mở đầu Phát huy lợi thế tự nhiên, trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989, Việt Nam đã dầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới (Bùi Kim Thanh và Tạ Đức Thanh, 2021). Giai đoạn 2016-2020, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 102,8 triệu đồng/ha năm 2020. Trong giai đoạn 2016-2020, sản lượng lương thực có hạt đạt 240,7 triệu tấn, giảm 2,1% so với sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2011-2015. Sản lượng thịt hơi các loại tăng khá, bình quân giai đoạn 2016-2020, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2,2%/năm; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 4,4%/năm; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 0,1%/năm; thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 9,9%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm, từ 40,8% năm 2015 lên 41,9% năm 2019 và ước tính đạt 42% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 0,2%/năm. Sản xuất thủy sản trong 5 năm 2016-2020 đã có nhiều khởi sắc. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2016- 2020 bình quân tăng 5,2%/năm, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 5,6%/năm; sản lượng khai thác tăng 4,8%/năm (Tổng cục Thống kê, 2021). Tuy nhiên, năm 2020 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp xác định tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam hiện vẫn còn dựa vào lao động giản đơn; quy mô sản xuất nhỏ với lợi thế so sánh thấp; xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp và lợi ích thu được không cao. Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển sản xuất nông nghiệp hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững… Tình trạng mưa đá ở phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; khô hạn gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên… tác động tiêu cực tới năng suất, sản lượng một số ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, trái cây, cà phê, hồ tiêu, cao su (Bùi Kim Thanh và Tạ Đức Thanh, 2021). Đồng thời, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, mà nếu không có những giải pháp ngăn chặn thì nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững là rất lớn, làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai và lại đẩy người nông dân về cuộc sống đói nghèo (Hoàng Thị Chỉnh, 2010). Ở nước ta, phát triển bền vững nền nông nghiệp đang đứng trước những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu (Nguyễn Thị Miền, 2021). Sự gia tăng bền vững về năng suất đã ngăn ngừa việc khai thác quá mức đất đai và làm chậm lại tốc độ phá rừng. Đây chính là một thách thức lớn cho những thập kỷ tiếp theo trong việc áp dụng công nghệ mới cho phép 1 phát triển nông nghiệp một cách bền vững để phù hợp với nhu cầu ngày càng gia tăng về thực phẩm và xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng nổi lên rõ rệt (Nguyễn Hoàng Tiến, 2020). Mục tiêu của báo cáo là phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở các nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. 2. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững 2.1 Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững Có nhiều khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV). Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), PTNNBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. Tác giả Phạm Doãn (2005) cho rằng PTNNBV là quá trình đa chiều, bao gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (2) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (3) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. Theo Hoàng Thị Chỉnh (2010), về kinh tế, muốn nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, sản phẩm làm ra nhiều, không những đáp ứng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Về xã hội, một nền nông nghiệp bền vững là phải đảm bảo cho người nông dân có đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, đảm bảo được nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, cuộc sống lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội. Về môi trường, nông nghiệp phát triển bền vững là không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: