Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp nghiên cứu tại Vietinbank Đắk Lắk
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 727.07 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) thông qua hai góc độ tiếp cận từ phía Vietinbank Đắk Lắk và từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp nghiên cứu tại Vietinbank Đắk Lắk Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK CREDIT DEVELOPMENT FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES - STUDY CASES AT VIETINBANK DAK LAK Nguyễn Thị Hải Yến1, Lê Phúc Đông2 1 Trường Đại học Tây Nguyên, 2Vietinbank Đắk Lắk TÓM TẮT Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) thông qua hai góc độ tiếp cận từ phía Vietinbank Đắk Lắk và từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn. Bằng việc khảo sát 30 cán bộ công tác tại VietinBank Đắk Lắk và khảo sát ngẫu nhiên 90 khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, bài viết đã đánh giá được hiện trạng về hoạt động tín dụng đối với SMEs, từ đó đề xuất được 7 khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại Vietinbank Đắk Lắk nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển, tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. ABSTRACT The paper assesses the current situation of credit development for small and medium-sized enterprises at the Commercial and Industrial Joint Stock Commercial Bank of Dak Lak branch (Vietinbank Dak Lak) through two approaches from Vietinbank Dak Lak and from small and medium businesses (SMEs) in the area of Dak Lak. By surveying 30 officials working at VietinBank Dak Lak and randomly surveying 90 customers who are SMEs having credit relationship with the Bank, the article has assessed the current status of credit operations for SMEs. Following that, seven recommendations have been made to develop credit for SMEs in Vietinbank Dak Lak in particular and the commercial banking system in the province in general in the near future. Keywords: Development, credit, small and medium enterprises 1. Mở đầu Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các SMEs đang hoạt động tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động cũng như xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, các SMEs đóng góp khoảng 45% GDP của cả nước, đóng góp 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động [1]. Tuy nhiên, hiện nay các SMEs đang gặp nhiều trở ngại do số lượng doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản tăng cao. Một nguyên nhân được chỉ ra do tác động của các nguồn vốn không chính thức đối với doanh nghiệp. Điều này cho thấy SMEs gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức, theo báo cáo của VCCI 2017 chỉ có 36% SMEs tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng [7]. Thời gian qua, các SMEs hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 8.500 doanh nghiệp trong đó đa số là SMEs. Hàng năm, các SMEs đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh [6]. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các SMEs gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mùa vụ nông sản do đó song song với việc đăng ký mới thì số lượng doanh mất đi cũng khá lớn. Do đó hoạt động kinh doanh của các SMEs trên địa bàn trong các năm qua chưa thực sự khởi sắc. 196 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk (VietinBank Đắk Lắk) trong các năm qua đã chú trọng đến việc tăng cường hoạt động cho vay SMEs, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc gia tăng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động cho vay của VietinBank Đắk Lắk đối với SMEs chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Số lượng SMEs vay vốn tại ngân hàng quá ít so với số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 6,7% năm 2018. Chính vì vậy, việc xác định các khó khăn cũng như khai thác các yếu tố thuận lợi để gia tăng hoạt động cho vay đối với khách hàng SMEs là đặc biệt quan trọng đối với VietinBank Đắk Lắk. Xuất phát từ thực tế, bài viết với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV cũng như có những khuyến nghị để phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và Vietinbank nói riêng là thật sự cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của VietinBank Đắk Lắk trong thời gian qua - Đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại VietinBank Đắk Lắk nói riêng và các NHTM nói chung trong thời gian tới. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận Tín dụng (tiếng Anh là credit) là sự tin tưởng và được hiểu từ hai phía: người cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của người đi vay và người đi vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của chính mình. Có nhiều định nghĩa về tín dụng và các định nghĩa này có các đặc điểm chung sau: Có sự chuyển giao một lượng giá trị từ người này sang người khác; Sự chuyển giao chỉ có tính chất tạm thời; Khi hoàn trả lại lượng giá trị chuyển giao phải có một lượng dôi thêm gọi là lợi tức. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp nghiên cứu tại Vietinbank Đắk Lắk Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK CREDIT DEVELOPMENT FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES - STUDY CASES AT VIETINBANK DAK LAK Nguyễn Thị Hải Yến1, Lê Phúc Đông2 1 Trường Đại học Tây Nguyên, 2Vietinbank Đắk Lắk TÓM TẮT Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) thông qua hai góc độ tiếp cận từ phía Vietinbank Đắk Lắk và từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn. Bằng việc khảo sát 30 cán bộ công tác tại VietinBank Đắk Lắk và khảo sát ngẫu nhiên 90 khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, bài viết đã đánh giá được hiện trạng về hoạt động tín dụng đối với SMEs, từ đó đề xuất được 7 khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại Vietinbank Đắk Lắk nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển, tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. ABSTRACT The paper assesses the current situation of credit development for small and medium-sized enterprises at the Commercial and Industrial Joint Stock Commercial Bank of Dak Lak branch (Vietinbank Dak Lak) through two approaches from Vietinbank Dak Lak and from small and medium businesses (SMEs) in the area of Dak Lak. By surveying 30 officials working at VietinBank Dak Lak and randomly surveying 90 customers who are SMEs having credit relationship with the Bank, the article has assessed the current status of credit operations for SMEs. Following that, seven recommendations have been made to develop credit for SMEs in Vietinbank Dak Lak in particular and the commercial banking system in the province in general in the near future. Keywords: Development, credit, small and medium enterprises 1. Mở đầu Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các SMEs đang hoạt động tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động cũng như xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, các SMEs đóng góp khoảng 45% GDP của cả nước, đóng góp 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động [1]. Tuy nhiên, hiện nay các SMEs đang gặp nhiều trở ngại do số lượng doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản tăng cao. Một nguyên nhân được chỉ ra do tác động của các nguồn vốn không chính thức đối với doanh nghiệp. Điều này cho thấy SMEs gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức, theo báo cáo của VCCI 2017 chỉ có 36% SMEs tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng [7]. Thời gian qua, các SMEs hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 8.500 doanh nghiệp trong đó đa số là SMEs. Hàng năm, các SMEs đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh [6]. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các SMEs gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mùa vụ nông sản do đó song song với việc đăng ký mới thì số lượng doanh mất đi cũng khá lớn. Do đó hoạt động kinh doanh của các SMEs trên địa bàn trong các năm qua chưa thực sự khởi sắc. 196 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk (VietinBank Đắk Lắk) trong các năm qua đã chú trọng đến việc tăng cường hoạt động cho vay SMEs, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc gia tăng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động cho vay của VietinBank Đắk Lắk đối với SMEs chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Số lượng SMEs vay vốn tại ngân hàng quá ít so với số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 6,7% năm 2018. Chính vì vậy, việc xác định các khó khăn cũng như khai thác các yếu tố thuận lợi để gia tăng hoạt động cho vay đối với khách hàng SMEs là đặc biệt quan trọng đối với VietinBank Đắk Lắk. Xuất phát từ thực tế, bài viết với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV cũng như có những khuyến nghị để phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và Vietinbank nói riêng là thật sự cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của VietinBank Đắk Lắk trong thời gian qua - Đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại VietinBank Đắk Lắk nói riêng và các NHTM nói chung trong thời gian tới. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận Tín dụng (tiếng Anh là credit) là sự tin tưởng và được hiểu từ hai phía: người cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của người đi vay và người đi vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của chính mình. Có nhiều định nghĩa về tín dụng và các định nghĩa này có các đặc điểm chung sau: Có sự chuyển giao một lượng giá trị từ người này sang người khác; Sự chuyển giao chỉ có tính chất tạm thời; Khi hoàn trả lại lượng giá trị chuyển giao phải có một lượng dôi thêm gọi là lợi tức. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phát triển tín dụng Hệ thống ngân hàng thương mại Doanh số cho vay SMEsTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 392 1 0 -
174 trang 352 0 0
-
102 trang 319 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 315 0 0 -
12 trang 312 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 220 0 0 -
11 trang 220 1 0
-
27 trang 196 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 188 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 187 0 0