![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phát triển vốn từ Hán Việt cho sinh viên hướng tới việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 497.85 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ đưa ra một số định hướng cơ bản giúp sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nắm chắc các kiến thức về từ Hán Việt như cấu tạo và cách nhận diện từ Hán Việt, các biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt, đặc biệt là việc vận dụng thực hành để giải nghĩa các từ Hán Việt khi dạy các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, qua đó góp phần phát triển năng lực dạy học bộ môn tiếng Việt cho sinh viên Cao đẳng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi ra trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển vốn từ Hán Việt cho sinh viên hướng tới việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học 247 PHÁT TRIỂN VỐN TỪ HÁN VIỆT CHO SINH VIÊN HƢỚNG TỚI VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC. Thạc sỹ, GVC: Bùi Văn Dược Khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình Tóm tắt: Từ Hán Việt là lớp từ vay mược có một vị trí quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu không có những hiểu biết cơ bản, không có vốn từ Hán Việt phong phú, không hiểu nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp nhận văn bản. Với sinh viên khoa Tiểu học, việc nghiên cứu tìm hiểu từ Hán Việt sẽ góp phần phục vụ việc giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Bài viết sẽ đưa ra một số định hướng cơ bản giúp sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nắm chắc các kiến thức về từ Hán Việt như cấu tạo và cách nhận diện từ Hán Việt, các biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt, đặc biệt là việc vận dụng thực hành để giải nghĩa các từ Hán Việt khi dạy các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, qua đó góp phần phát triển năng lực dạy học bộ môn tiếng Việt cho sinh viên Cao đẳng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi ra trường. I. Đặt vấn đề Từ Hán Việt là lớp từ vay mượn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70 đến 75% trong kho từ vựng tiếng Việt, có tần số xuất hiện lớn trong thực tế giao tiếp của người Việt và trở thành lớp từ văn hóa trong văn bản bút ngữ của người Việt. Có thể nói nó được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng thực tế việc hiểu đúng và dùng đúng từ Hán Việt trong nhà trường và ngoài xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Từ Hán Việt là nội dung được đưa vào môn học Tiếng Việt cho sinh viên khoa Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm. Tuy nhiên, khi học nội dung này, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, do vốn từ Hán Việt ít, việc hiểu nghĩa của từ và việc sử dụng trong hoạt động nói và viết còn nhiều hạn chế, việc dùng từ Hán Việt mang tính tự phát hơn là tự giác. Ở chương trình môn Tiếng Việt tiểu học, từ Hán Việt xuất hiện rất nhiều trong các bài tập đọc và ở phân môn Luyện từ và câu cũng có nhiều nội dung liên quan đến từ Hán Việt và cách sử dụng từ Hán Việt. Nếu không có kiến thức chắc chắn về từ Hán Việt, không hiểu đúng nghĩa của những từ Hán Việt này thì chắc chắn chất lượng dạy học môn tiếng Việt của sinh viên không đạt yêu cầu như mong muốn. Xuất phát từ thực tế vốn từ Hán Việt của sinh viên và việc giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh tiểu học, ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng học nội dung từ Hán Việt và cũng đề ra một số định hướng giúp sinh viên có thể vận dụng khi dạy tập đọc và dạy Luyện từ và câu có liên quan đến từ Hán Việt, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Việt ở tiểu học khi ra trường. II. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận thông qua giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học. 248 2. Phương pháp quan sát sư phạm thông qua quá trình giảng dạy và dự giờ của sinh viên III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Cơ sở lý luận: Do sự cận kề về địa lý, sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt đã bắt đầu từ thời thượng cổ. Đặc biệt Việt Nam sớm bị phong kiến phương Bắc đô hộ và đã trải qua thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Khi nhà nước phong kiến độc lập hình thành, chữ Hán đã được dùng như một ngôn ngữ chính thống trong các cơ quan hành chính và trong khoa cử đến tận thế kỷ thứ XIX. Trải qua quá trình lịch sử, dù bị đồng hóa nhưng người Việt chúng ta đã biết sàng lọc, lựa chọn, giữ lại chữ Hán nhưng Việt hóa về âm đọc cho phù hợp tạo thành các âm Hán Việt. Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám, mặc dù chữ quốc ngữ đã thay thế cho chữ Hán, nhưng hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt vẫn để lại những dấu ấn, những hệ quả đậm nét trong tiếng Việt. Hiện nay trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những từ Hán Việt mới để chỉ những sự vật hiện tượng mới mà trước đây không có: tin học, ngoại thương, xuất siêu, tin tặc, siêu thị… “ Từ Hán Việt là một trong các loại từ gốc Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt được mượn vào kho từ vựng tiếng Việt sau thế kỷ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nếu là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp với các từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng (trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách từ thuần Việt (giản dị, dân dã, dễ hiểu)” ( Giáo sư Nguy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển vốn từ Hán Việt cho sinh viên hướng tới việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học 247 PHÁT TRIỂN VỐN TỪ HÁN VIỆT CHO SINH VIÊN HƢỚNG TỚI VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC. Thạc sỹ, GVC: Bùi Văn Dược Khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình Tóm tắt: Từ Hán Việt là lớp từ vay mược có một vị trí quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu không có những hiểu biết cơ bản, không có vốn từ Hán Việt phong phú, không hiểu nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp nhận văn bản. Với sinh viên khoa Tiểu học, việc nghiên cứu tìm hiểu từ Hán Việt sẽ góp phần phục vụ việc giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Bài viết sẽ đưa ra một số định hướng cơ bản giúp sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nắm chắc các kiến thức về từ Hán Việt như cấu tạo và cách nhận diện từ Hán Việt, các biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt, đặc biệt là việc vận dụng thực hành để giải nghĩa các từ Hán Việt khi dạy các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, qua đó góp phần phát triển năng lực dạy học bộ môn tiếng Việt cho sinh viên Cao đẳng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi ra trường. I. Đặt vấn đề Từ Hán Việt là lớp từ vay mượn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70 đến 75% trong kho từ vựng tiếng Việt, có tần số xuất hiện lớn trong thực tế giao tiếp của người Việt và trở thành lớp từ văn hóa trong văn bản bút ngữ của người Việt. Có thể nói nó được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng thực tế việc hiểu đúng và dùng đúng từ Hán Việt trong nhà trường và ngoài xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Từ Hán Việt là nội dung được đưa vào môn học Tiếng Việt cho sinh viên khoa Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm. Tuy nhiên, khi học nội dung này, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, do vốn từ Hán Việt ít, việc hiểu nghĩa của từ và việc sử dụng trong hoạt động nói và viết còn nhiều hạn chế, việc dùng từ Hán Việt mang tính tự phát hơn là tự giác. Ở chương trình môn Tiếng Việt tiểu học, từ Hán Việt xuất hiện rất nhiều trong các bài tập đọc và ở phân môn Luyện từ và câu cũng có nhiều nội dung liên quan đến từ Hán Việt và cách sử dụng từ Hán Việt. Nếu không có kiến thức chắc chắn về từ Hán Việt, không hiểu đúng nghĩa của những từ Hán Việt này thì chắc chắn chất lượng dạy học môn tiếng Việt của sinh viên không đạt yêu cầu như mong muốn. Xuất phát từ thực tế vốn từ Hán Việt của sinh viên và việc giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh tiểu học, ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng học nội dung từ Hán Việt và cũng đề ra một số định hướng giúp sinh viên có thể vận dụng khi dạy tập đọc và dạy Luyện từ và câu có liên quan đến từ Hán Việt, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Việt ở tiểu học khi ra trường. II. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận thông qua giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học. 248 2. Phương pháp quan sát sư phạm thông qua quá trình giảng dạy và dự giờ của sinh viên III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Cơ sở lý luận: Do sự cận kề về địa lý, sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt đã bắt đầu từ thời thượng cổ. Đặc biệt Việt Nam sớm bị phong kiến phương Bắc đô hộ và đã trải qua thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Khi nhà nước phong kiến độc lập hình thành, chữ Hán đã được dùng như một ngôn ngữ chính thống trong các cơ quan hành chính và trong khoa cử đến tận thế kỷ thứ XIX. Trải qua quá trình lịch sử, dù bị đồng hóa nhưng người Việt chúng ta đã biết sàng lọc, lựa chọn, giữ lại chữ Hán nhưng Việt hóa về âm đọc cho phù hợp tạo thành các âm Hán Việt. Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám, mặc dù chữ quốc ngữ đã thay thế cho chữ Hán, nhưng hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt vẫn để lại những dấu ấn, những hệ quả đậm nét trong tiếng Việt. Hiện nay trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những từ Hán Việt mới để chỉ những sự vật hiện tượng mới mà trước đây không có: tin học, ngoại thương, xuất siêu, tin tặc, siêu thị… “ Từ Hán Việt là một trong các loại từ gốc Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt được mượn vào kho từ vựng tiếng Việt sau thế kỷ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nếu là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp với các từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng (trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách từ thuần Việt (giản dị, dân dã, dễ hiểu)” ( Giáo sư Nguy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Từ Hán Việt Phát triển vốn từ Hán Việt Giảng dạy môn Tiếng Việt Biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt Phương pháp dạy học tiếng ViệtTài liệu liên quan:
-
9 trang 597 5 0
-
Phương pháp dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài
7 trang 170 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 136 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1: Phần 2
143 trang 43 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
88 trang 39 0 0 -
Phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt
3 trang 36 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: Phần 1
140 trang 31 0 0 -
Từ Hán Việt trong thơ Trần Tế Xương
7 trang 31 0 0 -
163 trang 29 0 0
-
23 trang 27 0 0