Danh mục

Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội đã được làm thường xuyên và có hiệu quả. Phối hợp nhà trường với gia đình tốt hơn với cộng đồng nhưng chênh lệch không nhiều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0013Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 103-111This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Như Mai Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội đã được làm thường xuyên và có hiệu quả. Phối hợp nhà trường với gia đình tốt hơn với cộng đồng nhưng chênh lệch không nhiều. Bên cạnh những thuận lợi như nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non tăng lên, có nhiều tài liệu và phương tiện phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ, giáo viên yêu nghề, mến trẻ. . . thì vẫn còn những khó khăn như cha mẹ ít thời gian quan tâm đến con, một số tổ chức, đoàn thể phối hợp chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chưa thật tốt, kinh phí hạn hẹp, số trẻ đông. Từ khóa: Trường mầm non, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng, thành phố Hà Nội.1. Mở đầu Giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường. Để các em trở thành một công dântốt, có ích, rất cần thiết phải phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ. Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong giáo dục từ lâu đã được quan tâm.Làm sao để gia đình và cộng đồng cùng chung tay với nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ?Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã được tiến hành, có thể tóm tắt thành các hướngchính sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận của sự phối hợp: H. Kirschenbaum, A. Henward, K.Ratliffe (Mỹ),J.-C. Bareau (Pháp), M.-C.Andres (Thụy Sĩ), J.-C Kalubi (Canada). . . [5, 6]. Nghiên cứu các cách thức phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục: M.Warner(Mỹ), F.Beauregard, C.Marchand (Canada), J.L.Auduc (Pháp), Phạm Thị Tâm, Trần Thị BíchTrà. . . [3, 5]. Nghiên cứu làm rõ hiệu quả của sự phối hợp: S.J.Larivee, F.Beauregard (Canada), P.Stein,H. Kirschenbaum (Mỹ), M.-C.Rolland, (Pháp). . . [6]. Những nghiên cứu này làm nền móng và củng cố việc phối hợp giữa ba lực lượng giáo dụctrở thành những quy định có tính pháp lí ở nhiều quốc gia. Thấy được tầm quan trọng của sự phối hợp, Luật Giáo dục Việt Nam, điều 12, đã quy định:“Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhàNgày nhận bài: 15/6/2014. Ngày nhận đăng: 10/2/2015.Liên hệ: Nguyễn Thị Như Mai, e-mail: nhumai0907@yahoo.ca 103 Nguyễn Thị Như Maitrường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [1].Từlâu giáo dục Việt Nam đã thực hiện phối hợp và ngày càng thấy cần thiết phải tăng cường. “Chỉ thịvề Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh vàsinh viên.” được Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 23/12/2008 [2] đã thể hiện rõ điều đó. Giáo dục Mầm non Việt Nam đã thực hiện kết hợp nhà trường - gia đình - cộng đồng và thuđược nhiều kết quả. Thành phố Hà Nội là nơi giáo dục mầm non được các tầng lớp xã hội quantâm, đã thực hiện việc phối hợp này trong nhiều năm qua. Để thấy rõ hơn thực tế phối hợp, nghiêncứu được thực hiện trên các giáo viên mầm non, những người trực tiếp thực hiện kết nối giữa nhàtrường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ em “Phối hợp” được hiểu là sự liên kết những yếu tố khác nhau một cách chặt chẽ để tạo nênmột chỉnh thể đồng bộ và hài hòa nhằm đạt được một kết quả xác định. Với ý nghĩa này, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục(CS - GD) trẻ em là sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để tạo nên lựclượng giáo dục rộng lớn, hoạt động đồng bộ nhằm giúp cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ emđạt được hiệu quả cao nhất. Hiểu đơn giản hơn, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáodục trẻ là việc gia đình và xã hội cùng tham gia với nhà trường chăm sóc - giáo dục trẻ em để côngviệc này có kết quả tốt [4].2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở cáctrường mầm non thành phố Hà Nội. - Khách thể khảo sát: Điều tra, khảo sát 132 giáo viên ở 98 trường mầm non công lập vàtư thục thuộc các quận và huyện của thành phố Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai BàTrưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, ThanhTrì, Đông Anh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Phúc Thọ). Các giáo viênnày đã làm việc từ 1,5 năm đến 23 năm và có một số người làm công tác quản lí nhà trường. - Thời gian khảo sát: Tháng 3 đến tháng 6 năm 2014.2.3. Kết quả nghiên cứu Ý kiến của giáo viên về thực trạng phối hợp được phân thành 4 mức: - Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Tốt. - Thường xuyên/Hiệu quả/Khá. - Ít thường xuyên/Ít hiệu quả/Trung bình. - Không thường xuyên/Không hiệu quả/Yếu. Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm trung bình (TB) khảo sát: - Từ trên 3 đến 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Tốt.104 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội - Từ trên 2 đến 3: Thường xuyên/Hiệu quả/Khá. - Từ trên 1 đến 2: Ít thường xuyên/Ít hiệu quả/ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: