Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại-2
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
2 PGS.TS. Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh
Từ điểm nhìn hiện tại, có khá nhiều luận điểm trong phần I công trình Văn học Việt Nam hiện đại - lịch sử và lí luận có thể tranh luận, phản bác. Tuy nhiên, chúng ta không phải làm việc đó, bởi chính tác giả đã tự tranh luận, phản bác và đặt lại nhiều vấn đề ngay trong phần II cuốn sách mang tiêu đề Văn học và hiện thực viết năm 1990, mười năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại-2 Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 2 PGS.TS. Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Từ điểm nhìn hiện tại, có khá nhiều luận điểm trong phần I công trình Văn học Việt Nam hiện đại - lịch sử và lí luận có thể tranh luận, phản bác. Tuy nhiên, chúng ta không phải làm việc đó, bởi chính tác giả đã tự tranh luận, phản bác và đặt lại nhiều vấn đề ngay trong phần II cuốn sách mang tiêu đề Văn học và hiện thực viết năm 1990, mười năm sau bài tổng quan Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa nêu trên. Trong Văn học và hiện thực, lần đầu tiên Phong Lê đặt vấn đề hiện đại hoá, bên cạnh cách mạng hoá, như một yêu cầu cơ bản, cấp thiết của phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới từ cuối thập niên 1990 cho tới nay và mỗi người có cách tiếp cận và cách thức nghiên cứu riêng(12). Với cách đặt vấn đề của mình, Phong Lê đưa văn học công khai giai đoạn 1920-1945 trở về đúng vị trí của nó. Văn học công khai được xếp ngang hàng với văn học cách mạng, và nếu có sự “so le”, thì cũng do “có lúc yêu cầu này trội lên, có lúc nhường cho yêu cầu kia”. Đánh giá lại văn học công khai nói chung, Thơ mới nói riêng, Phong Lê viết: “... cũng có lúc, và kéo khá dài, một bộ phận sáng tác của trào lưu này còn bị phê phán là quay lưng, hoặc thoát li thời cuộc, thậm chí còn bị kết tội là sự cổ vũ cho nhu cầu hưởng lạc, cho sinh hoạt cá nhân tư sản. Nhưng trên khoảng lùi của thời gian, và với cái nhìn tổng thể các yêu cầu lịch sử thì không phủ nhận một sự thật là: sự hiện diện của mảng văn học đó cũng là nhằm thoả mãn một yêu cầu lịch sử, cũng có những đóng góp nhất định trên các mục tiêu giải phóng, trong đó có sự giải phóng con người; và nhất là trên sự canh tân mạnh dạn của thể loại, ngôn ngữ, đưa tới những đóng góp lớn trên con đường hiện đại hoá nội dung và hình thức văn chương”(13). Đặt trên cùng một bình diện, Phong Lê nhấn mạnh sự cần thiết như nhau của hai dòng văn học – Cách mạng và công khai, với tư cách là những bộ phận hữu cơ của một cơ thể sống động bao gồm nhiều khuynh hướng sáng tác, kể cả chủ nghĩa tự nhiên và lãng mạn mà trước đó không lâu anh còn xếp vào hàng ngũ “những thứ chủ nghĩa suy đồi”. Nền văn học đa dạng đó làm cho người đọc “không thể hết kinh ngạc về sức chấn động của Bản án thực dân Pháp hoặc câu chuyện Nhật kí chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc từ hải ngoại truyền về vào những năm 20 và 30; nhưng cũng không thể bỏ qua sức ám ảnh bền lâu của những câu thơ Tản Đà nói về một hiện thực khác, với những tâm trạng khác”(14). Như vậy, văn học Việt Nam 1930-1945 cho tới lúc này đã được nhìn nhận một cách tổng thể, bức tranh văn học không bị xé lẻ và trong quan hệ với hiện thực mỗi dòng văn học trong nó “có những biểu hiện, mục tiêu khác nhau”, song với những thành tựu đạt được, chúng vừa là sự khởi đầu, vừa là điểm tiếp nối tạo thành một dòng mạch chung chảy suốt thế kỉ. Điều này thể hiện rõ nét trong đánh giá Thơ mới 1932-1945, một phong trào không còn bị coi là nơi trú ngụ của cái “tôi” tiểu tư sản yếm thế, trốn tránh thời cuộc, mà được xem là “cái nôi làm xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, sẽ là dấu nối, là sự gắn nối liên tục, làm nên gương mặt thơ Việt Nam thế kỉ XX”(15). Thế hệ các nhà thơ chống Pháp, chống Mĩ với những đại diện xuất sắc của mình không chỉ tiếp thu truyền thống yêu nước cách mạng, tính chiến đấu của các bậc tiền bối trong dòng thơ ca Cách mạng 1930-1945, mà ẩn sâu trong tiềm thức sáng tác của họ, đằng sau mỗi dòng thơ họ vẫn cảm nhận được cái mã cốt di truyền từ Nguyễn Du qua Thơ mới. Xuất phát từ sự nhìn nhận lại vai trò của văn học công khai 1930-1945, những đóng góp to lớn của nó đối với sự nghiệp hiện đại hoá văn học dân tộc, với cái nhìn tổng hoà, quan niệm về tính thống nhất, sự phát triển liên tục của văn học, Phong Lê đã đặt và lí giải lại gần như toàn bộ hệ vấn đề của lí luận và lịch sử văn học như mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, văn học và chính trị, chức năng văn học, nhân vật – con người mới trong văn học, vấn đề chủ thể sáng tạo và phản ánh sự thật… Ngay cách đặt tên các tiểu mục của công trình cũng làm nổi bật tính chất “nhận thức lại” của nó, chẳng hạn như Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Có thể coi tiểu mục- bài viết này là “phản đề” của tổng quan Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa viết năm 1980 nêu trên. Nếu như trong “tổng quan”, chủ nghĩa hiện thực, nhất là hiện thực xã hội chủ nghĩa, được coi là “phương pháp sáng tác tốt nhất” (trên thực tế là duy nhất), các phương pháp sáng tác còn lại như chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại… đều bị coi là “những nấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại-2 Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 2 PGS.TS. Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Từ điểm nhìn hiện tại, có khá nhiều luận điểm trong phần I công trình Văn học Việt Nam hiện đại - lịch sử và lí luận có thể tranh luận, phản bác. Tuy nhiên, chúng ta không phải làm việc đó, bởi chính tác giả đã tự tranh luận, phản bác và đặt lại nhiều vấn đề ngay trong phần II cuốn sách mang tiêu đề Văn học và hiện thực viết năm 1990, mười năm sau bài tổng quan Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa nêu trên. Trong Văn học và hiện thực, lần đầu tiên Phong Lê đặt vấn đề hiện đại hoá, bên cạnh cách mạng hoá, như một yêu cầu cơ bản, cấp thiết của phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới từ cuối thập niên 1990 cho tới nay và mỗi người có cách tiếp cận và cách thức nghiên cứu riêng(12). Với cách đặt vấn đề của mình, Phong Lê đưa văn học công khai giai đoạn 1920-1945 trở về đúng vị trí của nó. Văn học công khai được xếp ngang hàng với văn học cách mạng, và nếu có sự “so le”, thì cũng do “có lúc yêu cầu này trội lên, có lúc nhường cho yêu cầu kia”. Đánh giá lại văn học công khai nói chung, Thơ mới nói riêng, Phong Lê viết: “... cũng có lúc, và kéo khá dài, một bộ phận sáng tác của trào lưu này còn bị phê phán là quay lưng, hoặc thoát li thời cuộc, thậm chí còn bị kết tội là sự cổ vũ cho nhu cầu hưởng lạc, cho sinh hoạt cá nhân tư sản. Nhưng trên khoảng lùi của thời gian, và với cái nhìn tổng thể các yêu cầu lịch sử thì không phủ nhận một sự thật là: sự hiện diện của mảng văn học đó cũng là nhằm thoả mãn một yêu cầu lịch sử, cũng có những đóng góp nhất định trên các mục tiêu giải phóng, trong đó có sự giải phóng con người; và nhất là trên sự canh tân mạnh dạn của thể loại, ngôn ngữ, đưa tới những đóng góp lớn trên con đường hiện đại hoá nội dung và hình thức văn chương”(13). Đặt trên cùng một bình diện, Phong Lê nhấn mạnh sự cần thiết như nhau của hai dòng văn học – Cách mạng và công khai, với tư cách là những bộ phận hữu cơ của một cơ thể sống động bao gồm nhiều khuynh hướng sáng tác, kể cả chủ nghĩa tự nhiên và lãng mạn mà trước đó không lâu anh còn xếp vào hàng ngũ “những thứ chủ nghĩa suy đồi”. Nền văn học đa dạng đó làm cho người đọc “không thể hết kinh ngạc về sức chấn động của Bản án thực dân Pháp hoặc câu chuyện Nhật kí chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc từ hải ngoại truyền về vào những năm 20 và 30; nhưng cũng không thể bỏ qua sức ám ảnh bền lâu của những câu thơ Tản Đà nói về một hiện thực khác, với những tâm trạng khác”(14). Như vậy, văn học Việt Nam 1930-1945 cho tới lúc này đã được nhìn nhận một cách tổng thể, bức tranh văn học không bị xé lẻ và trong quan hệ với hiện thực mỗi dòng văn học trong nó “có những biểu hiện, mục tiêu khác nhau”, song với những thành tựu đạt được, chúng vừa là sự khởi đầu, vừa là điểm tiếp nối tạo thành một dòng mạch chung chảy suốt thế kỉ. Điều này thể hiện rõ nét trong đánh giá Thơ mới 1932-1945, một phong trào không còn bị coi là nơi trú ngụ của cái “tôi” tiểu tư sản yếm thế, trốn tránh thời cuộc, mà được xem là “cái nôi làm xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, sẽ là dấu nối, là sự gắn nối liên tục, làm nên gương mặt thơ Việt Nam thế kỉ XX”(15). Thế hệ các nhà thơ chống Pháp, chống Mĩ với những đại diện xuất sắc của mình không chỉ tiếp thu truyền thống yêu nước cách mạng, tính chiến đấu của các bậc tiền bối trong dòng thơ ca Cách mạng 1930-1945, mà ẩn sâu trong tiềm thức sáng tác của họ, đằng sau mỗi dòng thơ họ vẫn cảm nhận được cái mã cốt di truyền từ Nguyễn Du qua Thơ mới. Xuất phát từ sự nhìn nhận lại vai trò của văn học công khai 1930-1945, những đóng góp to lớn của nó đối với sự nghiệp hiện đại hoá văn học dân tộc, với cái nhìn tổng hoà, quan niệm về tính thống nhất, sự phát triển liên tục của văn học, Phong Lê đã đặt và lí giải lại gần như toàn bộ hệ vấn đề của lí luận và lịch sử văn học như mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, văn học và chính trị, chức năng văn học, nhân vật – con người mới trong văn học, vấn đề chủ thể sáng tạo và phản ánh sự thật… Ngay cách đặt tên các tiểu mục của công trình cũng làm nổi bật tính chất “nhận thức lại” của nó, chẳng hạn như Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Có thể coi tiểu mục- bài viết này là “phản đề” của tổng quan Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa viết năm 1980 nêu trên. Nếu như trong “tổng quan”, chủ nghĩa hiện thực, nhất là hiện thực xã hội chủ nghĩa, được coi là “phương pháp sáng tác tốt nhất” (trên thực tế là duy nhất), các phương pháp sáng tác còn lại như chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại… đều bị coi là “những nấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào Tuấn Ảnh lịch sử văn học nhà phê bình văn học công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộcTài liệu liên quan:
-
Lý thuyết phê bình văn học: Phần 1
162 trang 35 0 0 -
31 trang 33 0 0
-
Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975
8 trang 30 0 0 -
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 trang 29 0 0 -
vũ trung tùy bút: phần 1 - nxb văn nghệ thành phố hồ chí minh
94 trang 27 0 0 -
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -6
5 trang 25 0 0 -
Dân gian Thái - Truyện cười (Tập 1): Phần 1
29 trang 22 0 0 -
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 1
135 trang 21 0 0 -
Quá trình vận động của du ký Việt Nam qua các thời kỳ
12 trang 21 0 0 -
209 trang 20 0 0