Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 228.33 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới trình bày: Sự ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chất linh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đường hiện đại hoá văn học,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mớiPHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚICAO THỊ XUÂN PHƯỢNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà NẵngTóm tắt: Ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chấtlinh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đườnghiện đại hoá văn học. Sau 1945, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, phóngsự “lùi về tuyến sau”, nhường chỗ cho ký sự, truyện ký. Mãi đến những năm80, trước những biến động của cuộc sống thời hậu chiến, phóng sự nhanhchóng nhập cuộc và đã có một số điều chỉnh cần thiết để thích ứng với thựctiễn tiếp nhận, đồng thời tạo đà cho sự đột phá của phóng sự sau 1986.1. PHÓNG SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1932-1945Cuộc bùng nổ của phóng sự khởi đầu vào năm 1932 với Tôi kéo xe của Tam Lang đượcđăng trên tờ Đông tây - tờ báo do các ký giả Tây học Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn làmchủ bút. Tác phẩm đã tạo không ít ngạc nhiên cho độc giả bấy giờ bởi một lối viết giảndị, chân thành, một thái độ nhập cuộc đầy tinh thần trách nhiệm. Bắt chước MariseChoisy, Tam Lang mượn bộ quần áo nâu của một người bạn áo ngắn khoác vào mìnhrồi mạnh dạn hoà vào dòng đời đen bạc của kiếp “ngựa người” để viết Tôi kéo xe.Sau âm vang của Tôi kéo xe, phong trào viết phóng sự bùng phát mạnh mẽ, thu hút sựtham gia của nhiều nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Hầu hết các tờ báo thời kỳ này đều mởchuyên mục phóng sự và dành cho thể loại mới mẻ này một sự ưu ái đặc biệt. Phóng sựđược xem là thể loại nòng cốt, “một phương tiện điểm huyệt của thông tin báo chí” [1,220], làm nên bộ mặt của tờ báo. Năm 1938, tại Sài Gòn, tờ Phóng sự - tờ báo chuyênsâu về thể loại phóng sự được ấn hành, tạo môi trường để các tài năng khám phá và thửnghiệm. Các tờ báo khuyến khích viết phóng sự, người viết hăm hở đến với phóng sự;vì thế chỉ trong vòng hơn 10 năm đã xuất hiện hàng trăm tác phẩm có giá trị: Cạm bẫyngười, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng); Trong làngchạy, Hà Nội lầm than, Làm tiền, Vợ lẽ nàng hầu (Trọng Lang); Việc làng, Tập áncái đình (Ngô Tất Tố); Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp);Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân)… Theo tập hợp của các tác giảPhan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn qua 3 tập Phóng sự Việt Nam1932-1945 (xuất bản năm 2000), thì thời kỳ này có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn120 tác phẩm phóng sự. Song, đấy chỉ mới là những ấn phẩm còn hiện hữu, nếu thốngkê một cách đầy đủ, con số này sẽ ấn tượng hơn nhiều.Là thể loại của nghề viết báo, song phóng sự thu hút không ít nhà văn tham gia thử bút.Nhiều cây bút tên tuổi của làng văn đã tìm đến với phóng sự, đi cùng phóng sự suốt cảcuộc đời. Hiện tượng di chuyển địa phận canh tác của nhà văn tất yếu đưa đến sự giaothoa giữa văn chương và báo chí. Phóng sự đậm đặc chất văn. Ngôn ngữ sinh động, gợicảm; diễn đạt mượt mà, uyển chuyển; cái tôi cảm xúc kín đáo, ý nhị từ địa hạt vănTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 71-7672CAO THỊ XUÂN PHƯỢNGchương đã được di chuyển vào phóng sự khá linh hoạt, khiến cho phóng sự - “đứa conđầu lòng của nghề viết báo” trở nên mềm mại, nhân tình hơn. Đặc biệt, trong nhiều tácphẩm chất liệu phóng sự đã được văn chương hoá, “tiểu thuyết hoá”. Những sự kiện,con người, số liệu cụ thể, khô cứng đã được thông tin, xử lý bằng phương thức biểu đạtcủa tiểu thuyết. Sự cộng hưởng khéo léo này đã cho ra đời một phiên bản mới của thểloại phóng sự, đó là phóng sự - tiểu thuyết.Phóng sự 1932-1945 có khả năng bao quát một vùng hiện thực rộng lớn và phức tạp. Xuấtphát từ lập trường của chủ nghĩa hiện thực phê phán, phóng sự mạnh dạn xoáy sâu vàonhững tệ nạn xã hội, những u nhọt, những tai ương, quái gở của cuộc sống thị thành.Phóng sự bóc tách, phơi trần những “việc làng”, những hủ tục lỗi thời, lạc hậu đang diễnra nơi “góc chiếu sân đình” cùng cuộc sống bần hàn của người lao động nghèo ở thônquê với tất cả sự ngột ngạt, bức bối của nó. Mỗi phóng sự là một câu chuyện cuộc đời.Xâu chuỗi những câu chuyện cuộc đời trong phóng sự giai đoạn này, người đọc sẽ có cáinhìn đầy đặn về bức tranh u ám, xám xịt của xã hội Việt Nam bấy giờ.Đặc biệt, ống kính phóng sự mạnh dạn dừng lại trước một mảng hiện thực nóng bỏngmà thực dân Pháp cố tình bưng bít, đó là cuộc sống nơi ngục tối của tù nhân chính trị.Nguyên Hồng viết Tết của tù đàn bà, Tù trẻ con. Phan Văn Hùm viết Khám lớn SàiGòn, Nguyễn Đức Chính viết Đảo Côn Lôn,… Đặc biệt là phóng sự Ngục Kontum củaLê Văn Hiến - người tù cộng sản sống sót trở về sau những tháng ngày bị tra tấn, bịkhủng bố dã man tại nhà lao Kontum. “Đầy dẫy những ngày, những số, những tên,những tuổi ghi nhớ một cách rõ ràng, chắc chắn, quyển sách này là một quyển sách cógiá trị đặc biệt về phương diện tài liệu chính trị” [2, 6]. Tác phẩm không chỉ khẳng kháiluận tội, phơi bày trước công luận tội ác man rợ của chế độ nhà tù thực dân Pháp, màcòn là bài ca ngợi ca tinh thần bất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mớiPHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚICAO THỊ XUÂN PHƯỢNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà NẵngTóm tắt: Ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chấtlinh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đườnghiện đại hoá văn học. Sau 1945, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, phóngsự “lùi về tuyến sau”, nhường chỗ cho ký sự, truyện ký. Mãi đến những năm80, trước những biến động của cuộc sống thời hậu chiến, phóng sự nhanhchóng nhập cuộc và đã có một số điều chỉnh cần thiết để thích ứng với thựctiễn tiếp nhận, đồng thời tạo đà cho sự đột phá của phóng sự sau 1986.1. PHÓNG SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1932-1945Cuộc bùng nổ của phóng sự khởi đầu vào năm 1932 với Tôi kéo xe của Tam Lang đượcđăng trên tờ Đông tây - tờ báo do các ký giả Tây học Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn làmchủ bút. Tác phẩm đã tạo không ít ngạc nhiên cho độc giả bấy giờ bởi một lối viết giảndị, chân thành, một thái độ nhập cuộc đầy tinh thần trách nhiệm. Bắt chước MariseChoisy, Tam Lang mượn bộ quần áo nâu của một người bạn áo ngắn khoác vào mìnhrồi mạnh dạn hoà vào dòng đời đen bạc của kiếp “ngựa người” để viết Tôi kéo xe.Sau âm vang của Tôi kéo xe, phong trào viết phóng sự bùng phát mạnh mẽ, thu hút sựtham gia của nhiều nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Hầu hết các tờ báo thời kỳ này đều mởchuyên mục phóng sự và dành cho thể loại mới mẻ này một sự ưu ái đặc biệt. Phóng sựđược xem là thể loại nòng cốt, “một phương tiện điểm huyệt của thông tin báo chí” [1,220], làm nên bộ mặt của tờ báo. Năm 1938, tại Sài Gòn, tờ Phóng sự - tờ báo chuyênsâu về thể loại phóng sự được ấn hành, tạo môi trường để các tài năng khám phá và thửnghiệm. Các tờ báo khuyến khích viết phóng sự, người viết hăm hở đến với phóng sự;vì thế chỉ trong vòng hơn 10 năm đã xuất hiện hàng trăm tác phẩm có giá trị: Cạm bẫyngười, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng); Trong làngchạy, Hà Nội lầm than, Làm tiền, Vợ lẽ nàng hầu (Trọng Lang); Việc làng, Tập áncái đình (Ngô Tất Tố); Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp);Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân)… Theo tập hợp của các tác giảPhan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn qua 3 tập Phóng sự Việt Nam1932-1945 (xuất bản năm 2000), thì thời kỳ này có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn120 tác phẩm phóng sự. Song, đấy chỉ mới là những ấn phẩm còn hiện hữu, nếu thốngkê một cách đầy đủ, con số này sẽ ấn tượng hơn nhiều.Là thể loại của nghề viết báo, song phóng sự thu hút không ít nhà văn tham gia thử bút.Nhiều cây bút tên tuổi của làng văn đã tìm đến với phóng sự, đi cùng phóng sự suốt cảcuộc đời. Hiện tượng di chuyển địa phận canh tác của nhà văn tất yếu đưa đến sự giaothoa giữa văn chương và báo chí. Phóng sự đậm đặc chất văn. Ngôn ngữ sinh động, gợicảm; diễn đạt mượt mà, uyển chuyển; cái tôi cảm xúc kín đáo, ý nhị từ địa hạt vănTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 71-7672CAO THỊ XUÂN PHƯỢNGchương đã được di chuyển vào phóng sự khá linh hoạt, khiến cho phóng sự - “đứa conđầu lòng của nghề viết báo” trở nên mềm mại, nhân tình hơn. Đặc biệt, trong nhiều tácphẩm chất liệu phóng sự đã được văn chương hoá, “tiểu thuyết hoá”. Những sự kiện,con người, số liệu cụ thể, khô cứng đã được thông tin, xử lý bằng phương thức biểu đạtcủa tiểu thuyết. Sự cộng hưởng khéo léo này đã cho ra đời một phiên bản mới của thểloại phóng sự, đó là phóng sự - tiểu thuyết.Phóng sự 1932-1945 có khả năng bao quát một vùng hiện thực rộng lớn và phức tạp. Xuấtphát từ lập trường của chủ nghĩa hiện thực phê phán, phóng sự mạnh dạn xoáy sâu vàonhững tệ nạn xã hội, những u nhọt, những tai ương, quái gở của cuộc sống thị thành.Phóng sự bóc tách, phơi trần những “việc làng”, những hủ tục lỗi thời, lạc hậu đang diễnra nơi “góc chiếu sân đình” cùng cuộc sống bần hàn của người lao động nghèo ở thônquê với tất cả sự ngột ngạt, bức bối của nó. Mỗi phóng sự là một câu chuyện cuộc đời.Xâu chuỗi những câu chuyện cuộc đời trong phóng sự giai đoạn này, người đọc sẽ có cáinhìn đầy đặn về bức tranh u ám, xám xịt của xã hội Việt Nam bấy giờ.Đặc biệt, ống kính phóng sự mạnh dạn dừng lại trước một mảng hiện thực nóng bỏngmà thực dân Pháp cố tình bưng bít, đó là cuộc sống nơi ngục tối của tù nhân chính trị.Nguyên Hồng viết Tết của tù đàn bà, Tù trẻ con. Phan Văn Hùm viết Khám lớn SàiGòn, Nguyễn Đức Chính viết Đảo Côn Lôn,… Đặc biệt là phóng sự Ngục Kontum củaLê Văn Hiến - người tù cộng sản sống sót trở về sau những tháng ngày bị tra tấn, bịkhủng bố dã man tại nhà lao Kontum. “Đầy dẫy những ngày, những số, những tên,những tuổi ghi nhớ một cách rõ ràng, chắc chắn, quyển sách này là một quyển sách cógiá trị đặc biệt về phương diện tài liệu chính trị” [2, 6]. Tác phẩm không chỉ khẳng kháiluận tội, phơi bày trước công luận tội ác man rợ của chế độ nhà tù thực dân Pháp, màcòn là bài ca ngợi ca tinh thần bất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phóng sự Việt Nam từ 1932 Phóng sự Việt Nam Phóng sự Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Thời kỳ đổi mới Hiện đại hóa văn họcTài liệu liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (11tr)
11 trang 102 0 0 -
Thành tựu thời kỳ đổi mới ở Việt NamCon đường đi lên CNXH hình thành những nét cơ bản
3 trang 54 0 0 -
10 trang 53 0 0
-
14 trang 46 0 0
-
Truyện ngắn quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX
10 trang 45 0 0 -
128 trang 33 0 0
-
Quan điểm của Đảng về con người và phát huy nhân tố con người thời kỳ đổi mới
8 trang 27 0 0 -
Thể loại du kí trên Phụ nữ tân văn (1929-1935)
10 trang 23 0 0 -
23 trang 20 0 0
-
Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế và ngoại giao Việt Nam: Phần 1
162 trang 19 1 0