PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 154.06 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vì nhiều lí do, người Triều Châu di cư đến nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng. Theo thống kê năm 2009, ở Sóc Trăng có 75.534 người Hoa sinh sống, chiếm 5,02 % dân số Sóc Trăng1 . Người Triều Châu có một phương ngôn và phong cách văn hóa riêng thể hiện qua nhiều phương diện: ẩm thực, ca kịch (Triều kịch), phong tục tập quán... Tang ma cùng các lễ nghi của nó là phong tục tập quán đặc sắc và ít bị biến đổi, nghiên cứu tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG1PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNGTrương Thuận LợiSinh viên lớp VHH 3A, Khoa Văn hóa học.Người Triều Châu là một bộ phận của người Hán, họ phân bố chủ yếu ởĐông Bắc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vì nhiều lí do, người Triều Châu dicư đến nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng. Theo thống kê năm 2009, ở SócTrăng có 75.534 người Hoa sinh sống, chiếm 5,02 % dân số Sóc Trăng1. NgườiTriều Châu có một phương ngôn và phong cách văn hóa riêng thể hiện quanhiều phương diện: ẩm thực, ca kịch (Triều kịch), phong tục tập quán... Tangma cùng các lễ nghi của nó là phong tục tập quán đặc sắc và ít bị biến đổi,nghiên cứu tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng là một hướng tiếp cậnnhằm làm rõ những giá trị văn hóa-xã hội truyền thống của người Triều Châu.Quan niệm về cái chết của người Triều Châu rất phức tạp, chịu ảnhhưởng khá sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Theo họ, chết không phải là hết màlà sự tái sinh ở một thế giới khác và ở đó con người mới có được cuộc sốngvĩnh hằng.Việc tang được người Triều Châu nói tránh là pệch xừ (白事, bạch sự)được tính từ thời điểm người ta hấp hối. Nghi lễ đầu tiên phải làm là chăm sóccho người thân lúc lâm chung, đây là một nghi lễ quan trọng, nó thể hiện sựhiếu thuận của con cháu đối với người sắp ra đi. Khi đó, người đang hấp hối sẽđược chuyển ra vị trí ở giữa nhà, đầu hướng ra cửa. Đây là vị trí trang trọngnhất để người bệnh ra đi (nếu điều đó xảy ra) một cách an định ở nơi tốt nhấttrong nhà. Theo tập quán, khi gia đình có người già lâm trọng bệnh, con cháugần xa sẽ sớm được báo tin để kịp bôn tang (về gặp người thân lần cuối).1http://www.soctrang.gov.vn2Khi người thân đã tắt thở, một người sẽ đi mua nước của Hà Bá (thầnsông). Tập tục này được thấy ở nhiều nhóm dân khác thuộc Hán tộc chứ khôngriêng người Triều Châu. Đây là một nghi thức đậm tính nhân sinh, người xưaqua đó muốn nhắc nhở rằng dòng đời chẳng qua cũng giống như sự trôi đi củadòng nước mà thôi. Nước mua được một phần dùng để lau thân thể cho ngườimất, một phần để lau quan tài.Lễ tiểu liệm được bắt đầu với việc xoay người đã mất theo hướng ngượclại, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa (thể hiện sự ra đi). Theo truyềnthống, phải xem giờ nhập quan, động quan và các tuổi kỵ với người mất. Khiđã có ngày giờ cụ thể, họ sẽ viết cáo phó và dựng phướn đám tang. Phướn làmột mảnh vải hình chữ nhật màu trắng, trên dán hai thanh giấy đỏ kéo dài hếtchiều dài và chiều rộng của phướn thành hình chữ thập. Theo phong tục, ngườiTriều Châu chỉ báo tang cho thân tộc và bạn chí cốt nên phải dùng phướn đểbáo hiệu việc tang.Người Triều Châu cũng thực hiện lễ phạn hàm như nhiều nhóm dân khácnhưng ít nhiều có sự khác biệt. Phạn là cơm, hàm là ngậm. Người xưa cho rằngkhông thể để người chết đi (sang thế giới bên kia) mà miệng không có gì, bụngđói. Phạn hàm ban đầu là cho người chết ngậm cơm nhưng đã dần biến đổi. Ởngười Triều Châu có thể chia làm hai giai đoạn. Một là đặt vào miệng ngườichết một ít vàng, một ít bạc và bảy hạt lúa nếp (nếu là nam), chín hạt (nếu lànữ) và hai là đút cơm báo hiếu. Nghi thức này được thực hiện một cách tượngtrưng bằng cách lấy một bát cơm đầy, lần lượt tất cảnhững người con trong nhà sẽ trở ngược đầu đũa (dùngđầu âm để đút cơm cho người chết) ba lần làm động tác(phớt trên mặt cơm) gắp cơm đút cho người chết. Đâylà một nghi thức thấm đượm tính nhân văn, nhằm nhắcnhở con cháu nhớ việc cha mẹ đã vất vả chăm bón, nuôi con. 3Sau tiểu liệm là lễ đại liệm. Quan tài truyền thống của người Triều Châuthường được gọi là hòm mang cá - là loại quan tài độc mộc đẽo từ thân của chỉmột cây gỗ. Đến giờ, nghi thức nhập quan sẽ được tiến hành. Người chết đượcđặt vào quan tài cùng với các đồ tùy táng. Đồ tùy táng rất đa dạng, đó có thể làvàng, bạc hoặc đơn giản chỉ là các vật dụng cá nhân mà lúc sống người chếtthường sử dụng. Với y phục, phải cắt bỏ nút (cúc) vì nút có âm là nữu, theo mộtsố học giả Trung Quốc thì trùng âm với con cháu. Tuy nhiên, trong tiếng TriềuChâu thì không có sự trùng âm này, nhưng họ vẫn tiến hành lấy bỏ nút. Có thểhoặc chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nói chung hoặc là trong quá khứtiếng Triều Châu, từ níiu (鈕, nữu, cúc áo) đã từng trùng âm với từ nốô (孥, nô,con cháu). Không được chôn theo đồ tùy táng làm bằng da thú, vì ảnh hưởng từPhật giáo, nếu chôn theo da, xương thú thì kiếp sau người chết sẽ đầu thai thànhsúc sinh. Trà được để vào quan tài có hai công dụng là lấp đầy các khoảngtrống trong quan tài, hút ẩm và để xương người chết được vàng và đẹp. Nếungười chết đã quá già mà răng vẫn còn tốt thì người ta sẽ phải nhổ bỏ răng, vìcho rằng người già mà răng còn tốt sẽ trở về nhai hết của cải của con cháu.Khi đóng nắp quan tài, số lượng đinh phải đóng là sáu cây. Nhát búa đầutiên của mỗi cây đinh sẽ đi kèm một lời chúc tụng gọi là tá xi cụ (呾詩句, đátthi cú) nghĩa là đọc các câu thơ. Các câu thơ này thường là lời chúc phúc chocác thế hệ con cháu của người mất. Đinh đóng xong, lập tức phải quăng búa rahướng cửa. Việc quăng búa ra cửa có ý nghĩa chia ly, vĩnh biệt, vứt bỏ mọi thứ,nó như một lời nhắc nhở dứt khoát với tang gia rằng cái chết là quy luật tựnhiên và không ai có thể tránh khỏi.Thọ tang là bước tiếp theo sau đại liệm. Đây là nghi thức Phật giáonhưng lại thấm đượm tinh thần Nho giáo, cha mẹ không để tang con, ông bàkhông để tang cháu, anh chị không để tang em, thân tộc thuộc bề trưởng thượng(chú, bác, cô, cậu, dì…) không để tang cho bậc hậu sinh. Điều này mang nặng 4tính tôn ti của tư tưởng Nho giáo, nó đối lập hẳn với quan niệm tử vi thần(死為神, chết trở thành thần) của người Việt. Tuy nhiên nếu đúng theo Nhogiáo thì chồng thuộc dương, vợ thuộc âm, âm phụ thuộc dương, nên chỉ vợ đểtang cho chồng mà chồng không để tang cho vợ, nhưng với người Triều Châuthì chồng vẫn để tang cho vợ. Có lẽ đây là tàn tích của văn hóa Bách Việ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG1PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNGTrương Thuận LợiSinh viên lớp VHH 3A, Khoa Văn hóa học.Người Triều Châu là một bộ phận của người Hán, họ phân bố chủ yếu ởĐông Bắc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vì nhiều lí do, người Triều Châu dicư đến nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng. Theo thống kê năm 2009, ở SócTrăng có 75.534 người Hoa sinh sống, chiếm 5,02 % dân số Sóc Trăng1. NgườiTriều Châu có một phương ngôn và phong cách văn hóa riêng thể hiện quanhiều phương diện: ẩm thực, ca kịch (Triều kịch), phong tục tập quán... Tangma cùng các lễ nghi của nó là phong tục tập quán đặc sắc và ít bị biến đổi,nghiên cứu tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng là một hướng tiếp cậnnhằm làm rõ những giá trị văn hóa-xã hội truyền thống của người Triều Châu.Quan niệm về cái chết của người Triều Châu rất phức tạp, chịu ảnhhưởng khá sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Theo họ, chết không phải là hết màlà sự tái sinh ở một thế giới khác và ở đó con người mới có được cuộc sốngvĩnh hằng.Việc tang được người Triều Châu nói tránh là pệch xừ (白事, bạch sự)được tính từ thời điểm người ta hấp hối. Nghi lễ đầu tiên phải làm là chăm sóccho người thân lúc lâm chung, đây là một nghi lễ quan trọng, nó thể hiện sựhiếu thuận của con cháu đối với người sắp ra đi. Khi đó, người đang hấp hối sẽđược chuyển ra vị trí ở giữa nhà, đầu hướng ra cửa. Đây là vị trí trang trọngnhất để người bệnh ra đi (nếu điều đó xảy ra) một cách an định ở nơi tốt nhấttrong nhà. Theo tập quán, khi gia đình có người già lâm trọng bệnh, con cháugần xa sẽ sớm được báo tin để kịp bôn tang (về gặp người thân lần cuối).1http://www.soctrang.gov.vn2Khi người thân đã tắt thở, một người sẽ đi mua nước của Hà Bá (thầnsông). Tập tục này được thấy ở nhiều nhóm dân khác thuộc Hán tộc chứ khôngriêng người Triều Châu. Đây là một nghi thức đậm tính nhân sinh, người xưaqua đó muốn nhắc nhở rằng dòng đời chẳng qua cũng giống như sự trôi đi củadòng nước mà thôi. Nước mua được một phần dùng để lau thân thể cho ngườimất, một phần để lau quan tài.Lễ tiểu liệm được bắt đầu với việc xoay người đã mất theo hướng ngượclại, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa (thể hiện sự ra đi). Theo truyềnthống, phải xem giờ nhập quan, động quan và các tuổi kỵ với người mất. Khiđã có ngày giờ cụ thể, họ sẽ viết cáo phó và dựng phướn đám tang. Phướn làmột mảnh vải hình chữ nhật màu trắng, trên dán hai thanh giấy đỏ kéo dài hếtchiều dài và chiều rộng của phướn thành hình chữ thập. Theo phong tục, ngườiTriều Châu chỉ báo tang cho thân tộc và bạn chí cốt nên phải dùng phướn đểbáo hiệu việc tang.Người Triều Châu cũng thực hiện lễ phạn hàm như nhiều nhóm dân khácnhưng ít nhiều có sự khác biệt. Phạn là cơm, hàm là ngậm. Người xưa cho rằngkhông thể để người chết đi (sang thế giới bên kia) mà miệng không có gì, bụngđói. Phạn hàm ban đầu là cho người chết ngậm cơm nhưng đã dần biến đổi. Ởngười Triều Châu có thể chia làm hai giai đoạn. Một là đặt vào miệng ngườichết một ít vàng, một ít bạc và bảy hạt lúa nếp (nếu là nam), chín hạt (nếu lànữ) và hai là đút cơm báo hiếu. Nghi thức này được thực hiện một cách tượngtrưng bằng cách lấy một bát cơm đầy, lần lượt tất cảnhững người con trong nhà sẽ trở ngược đầu đũa (dùngđầu âm để đút cơm cho người chết) ba lần làm động tác(phớt trên mặt cơm) gắp cơm đút cho người chết. Đâylà một nghi thức thấm đượm tính nhân văn, nhằm nhắcnhở con cháu nhớ việc cha mẹ đã vất vả chăm bón, nuôi con. 3Sau tiểu liệm là lễ đại liệm. Quan tài truyền thống của người Triều Châuthường được gọi là hòm mang cá - là loại quan tài độc mộc đẽo từ thân của chỉmột cây gỗ. Đến giờ, nghi thức nhập quan sẽ được tiến hành. Người chết đượcđặt vào quan tài cùng với các đồ tùy táng. Đồ tùy táng rất đa dạng, đó có thể làvàng, bạc hoặc đơn giản chỉ là các vật dụng cá nhân mà lúc sống người chếtthường sử dụng. Với y phục, phải cắt bỏ nút (cúc) vì nút có âm là nữu, theo mộtsố học giả Trung Quốc thì trùng âm với con cháu. Tuy nhiên, trong tiếng TriềuChâu thì không có sự trùng âm này, nhưng họ vẫn tiến hành lấy bỏ nút. Có thểhoặc chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nói chung hoặc là trong quá khứtiếng Triều Châu, từ níiu (鈕, nữu, cúc áo) đã từng trùng âm với từ nốô (孥, nô,con cháu). Không được chôn theo đồ tùy táng làm bằng da thú, vì ảnh hưởng từPhật giáo, nếu chôn theo da, xương thú thì kiếp sau người chết sẽ đầu thai thànhsúc sinh. Trà được để vào quan tài có hai công dụng là lấp đầy các khoảngtrống trong quan tài, hút ẩm và để xương người chết được vàng và đẹp. Nếungười chết đã quá già mà răng vẫn còn tốt thì người ta sẽ phải nhổ bỏ răng, vìcho rằng người già mà răng còn tốt sẽ trở về nhai hết của cải của con cháu.Khi đóng nắp quan tài, số lượng đinh phải đóng là sáu cây. Nhát búa đầutiên của mỗi cây đinh sẽ đi kèm một lời chúc tụng gọi là tá xi cụ (呾詩句, đátthi cú) nghĩa là đọc các câu thơ. Các câu thơ này thường là lời chúc phúc chocác thế hệ con cháu của người mất. Đinh đóng xong, lập tức phải quăng búa rahướng cửa. Việc quăng búa ra cửa có ý nghĩa chia ly, vĩnh biệt, vứt bỏ mọi thứ,nó như một lời nhắc nhở dứt khoát với tang gia rằng cái chết là quy luật tựnhiên và không ai có thể tránh khỏi.Thọ tang là bước tiếp theo sau đại liệm. Đây là nghi thức Phật giáonhưng lại thấm đượm tinh thần Nho giáo, cha mẹ không để tang con, ông bàkhông để tang cháu, anh chị không để tang em, thân tộc thuộc bề trưởng thượng(chú, bác, cô, cậu, dì…) không để tang cho bậc hậu sinh. Điều này mang nặng 4tính tôn ti của tư tưởng Nho giáo, nó đối lập hẳn với quan niệm tử vi thần(死為神, chết trở thành thần) của người Việt. Tuy nhiên nếu đúng theo Nhogiáo thì chồng thuộc dương, vợ thuộc âm, âm phụ thuộc dương, nên chỉ vợ đểtang cho chồng mà chồng không để tang cho vợ, nhưng với người Triều Châuthì chồng vẫn để tang cho vợ. Có lẽ đây là tàn tích của văn hóa Bách Việ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giá trị văn hóa phong tục tập quán giá trị phi vật thể tinh hoa văn hoá văn hoá cộng đồng giá trị kiến trúcTài liệu liên quan:
-
79 trang 415 2 0
-
8 trang 337 0 0
-
Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay
13 trang 89 0 0 -
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 trang 61 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
6 trang 52 0 0
-
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 44 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 44 0 0 -
Một số bài ca dân gian lỡ duyên
4 trang 41 0 0 -
Phân tích giao tiếp liên văn hóa
11 trang 40 0 0