Thông tin tài liệu:
Phospho (lân) trong đấtLân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Cây thiếu lân sẽ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấp phẩm chất nông sản kém. Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03-0,2%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phospho (lân) trong đất Phospho (lân) trong đấtLân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đốivới cây trồng. Lân đóng vai trò quan trọngtrong quá trình trao đổi chất, hút dinhdưỡng và vận chuyển các chất trong cây.Cây thiếu lân sẽ sinh trưởng chậm, chonăng suất thấp phẩm chất nông sản kém.Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Namkhoảng 0,03-0,2%. Giàu P nhất là nâu đỏtrên bazan và nghèo P nhất là đất bạc màuvà đất cát Dưới đây giá trị của P trong vàiđấtHàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộcchủ yếu vào thành phần khoáng vật của đámẹ, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tácvà phân bón.Trong đất phospho có trong các hợp chấthữu cơ và vô cơ. Phospho có trong thànhphần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàntích sinh vật. Các hợp chất hữu cơ chứaphospho gồm có: Phitin, axit nucleic,nucleoproteit, phosphatit, sacarophosphat...và các vi sinh vật đất. Nguyên tố này đượctích luỹ trong đất tầng mặt nhờ sự tích luỹsinh học, vì vậy trong tầng đất mặt thườngchứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dướisâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếuvào hàm lượng mùn trong đất và dao độngtrong khoảng từ 10-50% của lân tổng số.Hợp chất vô cơ chứa phospho chủ yếu lànhững muối của axit octophosphoric với Ca,Mg, Fe và Al. Trong đất phospho còn cótrong thành phần của apatit, phosphoric vàvivianit, cũng như trong trạng thái hấp phụcủa anion phosphat. Apatit là nguồn gốcđầu tiên của tất cả các hợp chất phosphotrong đất. Nó chiếm tới 95% hợp chấtphospho trong vỏ trái đất. Các dạngphospho vô cơ trong đất phần lớn có tính diđộng kém.Trong đất chua (có các dạng hoạt động hoáhọc của sắt và nhôm) phospho phần lớngặp ở dạng phosphat sắt và phosphat nhôm(FePO4, AlPO4, Fe2(OH)2PO4,Al(OH)2PO4...) hoặc liên kết với oxyt sắt,nhôm dưới dạng hợp chất bị hấp phụ. Cácloại đất chua của Việt Nam đều có hàmlượng phosphat sắt cao. Ví dụ: đất nâu đỏtrên bazan có lượng phosphat sắt (Fe-P)chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàngđỏ trên đá phiến sét có Fe-P trên 70% tổngsố lân vô cơ; đất phù sa chua và đất phèncó Fe-P tương ứng là 48-56% tổng số lânvô cơ.Trong đất lúa nước và đất đầm lầy có thểgặp vivianit - Fe3(PO4)2.8H2O - màu xanhlơ. Trong đất lúa nước phosphat sắt 3 cóthể bị khử thành phosphat sắt 2 hoà tantrong nước nên cây trồng có thể hấp thụđược.Trong đất chua ít, trung tính và kiềm yếuphospho chủ yếu tồn tại dưới các dạng liênkết với canxi. Các phosphat canxi thườngcó độ hoà tan thấp. Theo độ hoà tan tăngdần của các phosphat canxi trong đất chúngta có dãy sau:Ca5(PO4)3Cl