Thông tin tài liệu:
PHÙ SA ĐỎNHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA PHNOM PENHCác thủ lĩnh chính trị của Hun Sen trong Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) cho ông biết là cần chinh phục bạn bè ở nước ngoài và chấm dứt tình trạng đất nước bị cô lập. Đó là một nhiệm vụ khó khăn đối với một Thủ tướng mới được bổ nhiệm vào năm 1985, các nước không cộng sản ở châu Á và phương Tây đã đóng sầm các cánh cửa lại trước mặt ông và Đảng KPRP của ông. Bốn năm sau, tình hình vẫn không chuyển biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÙ SA ĐỎ - NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA PHNOM PENH PHÙ SA ĐỎ NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA PHNOM PENHCác thủ lĩnh chính trị của Hun Sen trong Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia(KPRP) cho ông biết là cần chinh phục bạn bè ở nước ngoài và chấm dứt tìnhtrạng đất nước bị cô lập. Đó là một nhiệm vụ khó khăn đối với một Thủ tướng mớiđược bổ nhiệm vào năm 1985, các nước không cộng sản ở châu Á và phương Tâyđã đóng sầm các cánh cửa lại trước mặt ông và Đảng KPRP của ông.Bốn năm sau, tình hình vẫn không chuyển biến thêm được chút nào đối với nướcCộng hòa nhân dân Campuchia (PRK), dù các cố gắng của thanh minh cho hìnhảnh của mình bằng cách đổi tên nước thành Nhà nước Campuchia (SOC). Nhưngtình hình vẫn chẳng có gì tốt đẹp hơn. Hun Sen đã nhiều đêm thao thức trong ngôinhà ở Takhmau lo lắng về các vấn đề này. Ông chẳng biết phải làm gì hơn để phảnbác lại các bài báo thường xuyên gọi chính phủ của ông là “nước cùng khổ”. SOCcần đủ mọi thứ - các khoản đầu tư và viện trợ nước ngoài để phát triển đất nước vàvũ khí để trang bị cho quân đội . Liên Xô , liên minh chủ lực của Hun Sen , nhanhchóng tách rời, không còn có thể trông mong đến việc họ cung cấp vũ khí miễnphí nữa.Hun Sen xem lướt trên bản đồ thế giới. Quốc gia của ông bị bao vây bở lệnh cấmvận. Chỉ một nước không cộng sản duy nhất ủng hộ chính phủ của ông là Ấn Độ.Hun Sen đã không để lỡ nước bài Ấn Độ. Ông đã vận dụng nước bài ấy bất cứ khinào có thể. Nhân chuyến viếng thăm New Delhi vào tháng 10 năm 1990, ông yêucầu chính phủ Ấn Độ giúp tìm giải pháp cho cuộc nội chiến. Hun Sen và Bộtrưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Inder Kumar Gujral đã thảo luận về các triển vọnghòa bình ở Campuchia mà cac quan ch ức Ấn Độ cho là hầu như nằm trong tầm tay.Nhưng họ đã không khám phá ra được nhiều điều gì khác.Hun Sen đã yêu cầu riêng với ông Gujral viện trợ quân sự. Yêu cầu đó lúc ấy vẫnđược giữ kín. Trong chuyến thăm Singapore vào năm 1993, ông Gujral không cònlà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nữa, nhưng vẫn là một thành viên của Quốc hội, đãcho chúng tôi biết thực ra Hun Sen đã yêu cầu vũ khí cho Campuchia để họ có thểtự bảo vệ chống lại quân địch của họ, chủ yếu là Khơme Đỏ .Ông Gujral nói “ Tôi không biết làm thế nào để trả lời cho yêu cầu của ông HunSen , vì tôi không biết liệu ông ta đã có đưa ra yêu cầu như thế với người tiềnnhiệm của tôi hay không”.Cuối cùng, ông Gujral đã không cam kết cung cấp vũ khí. Nhưng không gâyphương hại cho mối quan hệ thân mật giữa Ấn Độ và Campuchia – Quân đội ẤnĐộ phục vụ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc cho cuộc bầu cửnăm 1993, họ đã bị thương trong khi giao tranh với Khơme Đỏ .Về một số khía cạnh, tình trạng Campuchia bị cô lập là do chính SOC tự gây racho mình. Vào năm 1990, đã đưa ra lệnh cấm nhập các báo chí của nước ngoài.Đến mức độ mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa Pen Yet đã phải quan ngại là chỉ các báotừ các nước Xã hội Chủ nghĩa mới được phép nhập.Tình trạng ôm chặt lấy các nước Xã hội Chủ nghĩa đã làm ngạt thở choCampuchia về các phương diện khác. Chỉ có 9 đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô,thì 8 tòa đại sứ đã thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa. Các nhà ngoại giao từ Liên Xô,Cuba, Hungary, Bulgary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Lào và Việt Nam là những vị kháchmời danh dự được quyền gặp những người ở cương vị lãnh đạo hàng đầu. Đáp lại,những người cộng sản lãnh đạo Campuchia có thể thu hút được viện trợ tài chínhcủa khối Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu. Nhưng bước vào thập niên 1990, nền kinhtế của các nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa bị suy sụp không còn đủ sức cángđáng để cứu Campuchia khỏi cảnh túng quẫn.Ấn Độ , liên minh duy nhất không cộng sản của Campuchia, đã đóng cửa tòa đạisứ và di tản cùng với một loạt các phái bộ ngoại giao khi Khơme Đỏ lật đổ chế độLon Nol vào năm 1975 lên cầm quyền . Rồi đến khi Khơme Đỏ bị các lực lượngbộ đội Việt Nam và quân nổi dậy Campuchia hất cẳng vào năm 1979, Ấn Độ lànước không cộng sản đầu tiên công nhận chính phủ Phnom Penh ngay vào nămsau đó.Các nhà ngoại giao trong khối Xã hội Chủ nghĩa đã quay trở lại với người bạnPhnom Penh thân thiết hơn để mở các phái bộ ngoại giao hùng hậu. Vào thời điểmđó, phái bộ ngoại giao của Ấn Độ đã gây được nhiều sự chú ý nhưng cũng khônglàm gì được nhiều. Các nhà ngoại giao Ấn Độ đẩy mạnh mậu dịch giữa hai nước;sự có mặt của họ càng cho thấy tình đoàn kết với một liên minh khác Ấn Độ nữa ,Việt Nam, những người đã giải phóng Campuchia thoát khỏi Khơme Đỏ . Sự hiệnhữu của đại sứ quán Ấn Độ ở Phnom Penh là bằng chứng về sự thân thiện củaNew Delhi với Việt Nam rồi tiếp đến Campuchia khi cả hai nước này đều bị thếgiới không cộng sản xem là các nước cùng khổ.Tòa đại sứ có thế lực nhất ở thủ đô là đại sứ quán Liên Xô ở khu tòa nhà đã xuốngcấp, ngược lại với thực tế họ là một thực thể có ảnh hưởng lớn nhất ở thành phố ấy,kế đến mới tới chính phủ Hun Sen . Khi chúng tôi đến cổng tòa đại sứ này vốnđược làm bắng sắt có trang trí, được vận hàn ...