Phú Yên bảo tồn di sản văn hoá liên kết vùng hướng đến phát triển du lịch bền vững
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phú Yên bảo tồn di sản văn hoá liên kết vùng hướng đến phát triển du lịch bền vữngTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) PHÚ YÊN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ LIÊN KẾT VÙNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Đinh Ngọc Hoà Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Email: dinhngochoa@muce.edu.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 12/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Phú Yên có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá hơn 410 năm với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, kiến trúc- nghệ thuật. Cuối năm 2022, toàn tỉnh có 98 di tích được xếp hạng, trong đó có 20 di tích quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt. Có 185 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, gồm: Nghệ thuật Bài chòi, trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của dân tộc Ba-Na, lễ hội Cầu ngư, lễ trưởng thành của người Ê-Đê thuộc tỉnh Phú Yên. Di sản Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Phú Yên nói riêng và Trung Bộ Việt Nam nói chung đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đặc biệt, Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn - kiến trúc thuộc nền văn hoá Champa (2018) và di tích Quốc gia đặc biệt gành Đá Đĩa (2021) được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt - một danh thắng thiên nhiên “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Phú Yên có tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch địa phương cũng như sự kết nối di sản liên vùng. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã đặt ra nhiều giải pháp bảo vệ hiệu quả, mang lại giá trị bền vững. Từ khóa: Di sản văn hoá ở Phú Yên, Vai trò của Di sản văn hoá trong phát triển du lịch, liên kết vùng du lịch Phú Yên,…1. MỞ ĐẦUSự cần thiết của đề tài Phú Yên là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịchxanh, có nhiều địa danh du lịch còn hoang sơ. Trong những năm qua, Phú Yên luôn cónhiều giải pháp phát triển du lịch. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dulịch Phú Yên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. 121Phú Yên bảo tồn di sản văn hoá liên kết vùng hướng đến phát triển du lịch bền vững Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá, danh thắng ởPhú Yên kết nối du lịch liên vùng được xem là giải pháp lâu dài và hiệu quả. Đây làcon đường phát triển du lịch mang tính bền vững nhất, vừa có sự ủng hộ và tham giacủa cộng đồng, vừa phát huy được giá trị di sản tại địa phương [3]. Phát triển du lịch vùng theo hướng liên kết giữa vùng Tây Nguyên, vùngduyên hải Nam Trung Bộ với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế để pháthuy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn vùng. Dođó, Phú Yên gần như nằm giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ, được ví như tâm điểmtrục Bắc- Nam và là cửa ngõ Đông - Tây kết nối vùng duyên hải Nam Trung Bộ vớiTây Nguyên, những năm gần đây Phú Yên đã mở rộng liên kết, hợp tác phát triển dulịch với các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (Quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch vùng Tây Nguyên; vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Vì vậy, Phú Yên rất cần sự kết nối phát triển du lịch với vùng Tây Nguyên -duyên hải Nam Trung Bộ, một mặt, để phát huy quảng bá những giá trị di sản vốn cóở địa phương tương xứng với tiềm năng đang có, mặt khác, tạo chuỗi phát triển cácsản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, phát triển sản phẩm du lịch theo hướng xanh,sạch, bền vững, chất lượng.Mục đích của đề tài - Quy hoạch khoanh vùng các khu di tích, lịch sử, văn hoá, danh thắng. Quản lývà Bảo vệ các giá trị của Di tích. - Hướng đến phát triển du lịch liên vùng Tây Nguyên - duyên hải Nam TrungBộ, đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thểthao, du lịch cộng đồng, lấy du lịch sinh thái làm mũi nhọn; kết hợp hình thành vàphát triển một số loại hình du lịch chuyên đề.Phạm vi ngiên cứu - Vị trí 1: Khu vực trung tâm thành phố Tuy Hòa; - Vị trí 2: Trục hành lang phía Tây, gồm: Huyện Phú Hòa, huyện Sơn Hoà,huyện Sông Hinh. Kết nối với vùng Tây Nguyên; - Vị trí 3: Trục hành lang phía Nam, gồm: Huyện Đông Hoà, huyện Tây Hoà.Kết nối với tỉnh Khánh Hoà; - Vị trí 4: Trục hành lang phía Bắc, gồm: Huyện Tuy An, huyện Đồng Xuân, thịxã Sông Cầu. Kết nối với tỉnh Bình Định. 122TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024)2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung của đề tài được áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp sưu tầm tư liệu [6], [7], [8]. Nguồn tư liệu được tổng hợp nhữngbài viết từ internet nhằm cụ thể hoá tiềm năng khai thác di tích địa phương; - Phương pháp khảo sát địa điểm nhằm đánh giá các giá trị của di tích trên cơsở bảo tồn, trùng tu hay phục hồi; - Phương pháp lập bản đồ phân bố các điểm di tích, danh thắng ở Phú Yên dựavào Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên [1] của UBND tỉnh Phú Yên (2003) nhằm đưa racác công trình di tích có giá trị phân hạng cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Đồng thời thốngkê, lập biểu đồ du lịch đến Phú Yên từ năm 2019 đến năm 2023 theo số liệu thống kêngành văn hoá, thể thao và du lịch Phú Yên.3. QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG Trong những năm gần đây, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích ở một sốhuyện, thị xã, thành phố chưa thực sự quan tâm đúng mức. Sở Văn hoá, Thể thao vàDu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di sản văn hoá ở Phú Yên Vai trò của di sản văn hoá Phát triển du lịch Liên kết vùng du lịch Phú Yên Phát triển du lịch biển đảo Du lịch sinh tháiTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 373 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
3 trang 0 0 0 -
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 3 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 1 0 0 -
142 trang 0 0 0