Thông tin tài liệu:
Các phương pháp cận lâm sàng.3.1. Đo thời trị (Chronasimetria): + Thường thấy thời trị kéo dài ở những nhóm cơ nhất định trong bệnh lý TVĐĐ. Bình thường thời trị cơ này (cơ do dây thần kinh L5 - S1 chi phối) là: 1,5 mm giây đến 3 mm giây khi bị TVĐĐ thời trị kéo dài tới 4,5 - 5 mm giây. Người ta hay đo thời trị cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi chung các ngón, cơ chày trước (L5). Hoặc đo cơ tam đầu cẳng chân, cơ nhị đầu đùi (S1) hoặc các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống (Kỳ 4) Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống (Kỳ 4) 3. Các phương pháp cận lâm sàng. 3.1. Đo thời trị (Chronasimetria): + Thường thấy thời trị kéo dài ở những nhóm cơ nhất định trong bệnh lýTVĐĐ. Bình thường thời trị cơ này (cơ do dây thần kinh L5 - S1 chi phối) là: 1,5mm giây đến 3 mm giây khi bị TVĐĐ thời trị kéo dài tới 4,5 - 5 mm giây. Người ta hay đo thời trị cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi chung các ngón, cơchày trước (L5). Hoặc đo cơ tam đầu cẳng chân, cơ nhị đầu đùi (S1) hoặc các cơkhác. Nhìn chung đau tăng, thời trị kéo dài; kết quả định khu khá. + Nhược điểm: - Nhiều rễ thần kinh chi phối một cơ do vậy chẩn đoán mang tính tươngđối. - Không cho chẩn đoán chuyên biệt về một loại bệnh thần kinh nào. 3.2. Ghi điện cơ (Electromyographia): Nhằm phát hiện sự giảm, thấp, hay biến đổi chất lượng hoạt tính điện sinhhọc của các cơ do các rễ thần kinh chi phối. Các tác giả: Maguth, Shea, Woods, Smith... là những người sử dụng điệncực kim đánh giá điện thế mất phân bố thần kinh từng cơ. Trên lâm sàng điện cơ sử dụng cực là loại điện cực bề mặt. Theo Brothman M.K ghi điện cơ nhiều khi chẩn đoán tổn thương rễ thầnkinh chính xác hơn chẩn đoán lâm sàng. Phải ghi hai bên ở hai trạng thái (cơ co,cơ nghi) cũng ghi các cơ như đo thời trị. Triệu chứng là sự mất cân xứng về hoạt động điện hai cơ ở hai bên. 3.3. Xét nghiệm dịch não tuỷ: + Ý nghĩa lớn trong chẩn đoán u tuỷ có hiện tượng phân ly albumin - tếbào. Thường thấy 0,6 - 10g/lít trong 80 % trường hợp u tuỷ. + TVĐĐ ít giá trị. + Trong chấn thương cột sống tuỷ sống ta có thể thấy các hiện tượng sau:chấn động tuỷ áp lực hơi tăng tế bào bình thường, lưu thông dịch não tuỷ tốt. + Màu đỏ: trong chấn thương cột sống, tuỷ sống mới, hoặc u máu(Heammgione). + Vàng, vàng chanh: lao cột sống. + Màu trắng đục: viêm não, viêm rễ-tuỷ. Áp lực dịch tuỷ não tuỷ thấp ở dưới mức đè ép, tế bào có thể thấyhồng cầu nếu chấn thương mới, lưu thông tắc nghẽn hoặc bán tắc (nghiệmpháp Queckenstedt - Stookey). Giập tuỷ, dịch não tuỷ có hồng cầu, lưu thông có thể bán tắc do phù tuỷ. + Trong lao cột sống: dịch não tuỷ có thể trong suốt hoặc có màu vàngchanh, tế bào có nhiều lymphô. Nếu lao ở giai đoạn 3 (chèn ép gây hạ liệt) có thểthấy lưu thông dịch não tuỷ bị tắc nghẽn. 3.4. Các phương pháp chẩn đoán bằng X quang: + X quang thông thường: quy ước: đây là một quy định bắt buộc chụp với 2 tư thế: chụp thẳng, chụpnghiêng, những truờng hợp cần thiết cần chụp chếch (3/4F) hay (3/4T) để đánh giálỗ ghép. Phim thẳng: - Thấy vẹo cổ, di lệch sang ngang: chỗ vẹo, chỗ di lệch là trung tâm bệnhlý. - Hẹp khe khớp: dính khe khớp, mờ khe khớp, khe khớp nham nhở. - Có thể thấy chỗ xẹp có hình chân nhện (nếu xẹp cột sống ngực). - Chân tiếp khớp: đều đặn, cân đối hai bên, duỗi chân thần kinh hai bên cânđối. + Chụp bao rễ (Saccoradiculographia): chẩn đoán TVĐĐ vùng cột sốngthắt lưng và nội tuỷ, các bệnh lý khác vùng thắt lưng. + Chụp tuỷ cản quang (Myelogrphia): chẩn đoán bệnh lý tuỷ, cột sống nhưu tuỷ, hẹp ống sống từ cổ trở xuống. Riêng ở cột sống cổ, kỹ thuật chụp là chọc ngang C1 C2 (như bài TVĐĐcổ). + Chụp C.T.Scanner cột sống tuỳ theo đoạn. + Chụp MRI (Magneto Resonance Imaging): đây là phương pháp tiên tiếnnhất, ưu việt nhất để chẩn đoán bệnh lý cột sống tuỷ sống (xem bài TVĐĐ cổ).