Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng, việc đánh giá tác động của BĐKH đối với các hoạt động kinh tế - xã hội cần dựa vào việc tác động của BĐKH trực tiếp tới tất cả các ngành, lĩnh vực, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng cụ thể. Sau đây là một số phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ do NCS. ThS. Trần Việt Đức - Viện khoa học xã hội vùng Trung bộ trình bày. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NCS. ThS. Trần Việt Đức Viện khoa học xã hội vùng Trung bộ Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng, việc đánh giá tác động của BĐKH đối với các hoạt động kinh tế xã hội cần dựa vào việc tác động của BĐKH trực tiếp tới tất cả các ngành, lĩnh vực, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng cụ thể. Trước những diễn biến bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng này, các nhân tố tác động trực tiếp ở đây cần được xem xét tổng thể và rộng hơn bao gồm các tất cả các yếu tố được trình bày trong kịch bản BĐKH (trị số trung bình về của nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng) và cả các yếu tố phát sinh từ các kịch bản (cực trị nhiệt độ, cực trị lượng mưa, tần số hạn hán,…). Để đánh giá được tác động của BĐKH tới kinh tế xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) cần phải được thực hiện theo các phương pháp và trình tự như sau: 1. Phương pháp đánh giá Tác động của BĐKH đến các hoạt động kinh tế xã hội được đánh giá bằng hai phương pháp sau đây: Phương pháp dự kiến tác động Do các điều kiện khí hậu được trình bày trong các kịch bản cũng như các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, đất) phát sinh từ các yếu tố kịch bản đều là điều kiện tương lai nên đánh giá về các hoạt động kinh tế xã hội đều tác động tiềm tàng hay tác động dự kiến. Phương pháp tương tự quá khứ 1 Nội dung chính của phương pháp dựa trên giả định: Quan hệ giữa các điều kiện khí hậu cũng như các điều kiện tự nhiên khác với các hoạt động kinh tế xã hội trong quá khứ vẫn được tồn tại lâu dài trong tương lai về chiều hướng cũng như về mức độ. 2. Trình tự thực hiện Xác định các hoạt động kinh tế xã hội được đánh giá. Xác định các thực thể (trong từng ngành, lĩnh vực) được đánh giá. Lựa chọn kịch bản BĐKH chi tiết của các tiểu vùng trong vùng DHNTB và các tình huống phát sinh về điều kiện tự nhiên trong tương lai. Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế của vùng. Thực hiện đánh giá theo các kịch bản, tình huống được lựa chọn theo các tiểu vùng trong vùng. 3. Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các ngành, lĩnh vực 3.1. Đối với ngành nông nghiệp Mục đích đánh giá: + Làm sáng tỏ vấn đề BĐKH có tác động nhiều đến lĩnh vực nông nghiệp hay không, đặc biệt là những vùng đất thấp ven biển chịu ảnh hưởng của hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn (ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đe dọa xuất khẩu lương thực, tăng giá thành sản xuất lương thực, phát sinh nạn đói,…). + Góp phần tìm kiếm lời giải cho các nhà hoạch định chính sách cho riêng vùng DHNTB (lĩnh vực dễ bị tổn thương, cải cách chính sách nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu). Các vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá: 2 + Sự thay đổi về nguồn nước và chi phí tưới tiêu của các tiểu vùng và các địa phương trong vùng. + Sự thay đổi hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH ở mỗi tiểu vùng và các địa phương trong vùng DHNTB. + Sự thay đổi về năng suất cây lương thực chủ yếu của các tiểu vùng và các địa phương trong vùng. + Sự thay đổi về tần số, cường độ, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi ở mỗi tiểu vùng và các địa phương trong vùng. 3.2. Về ngành lâm nghiệp Mục đích đánh giá: + Dự kiến những tác động tiềm tàng của BĐKH đến các hệ sinh thái rừng, sản phẩm hay sản lượng sinh khối rừng. + Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các chính sách và giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp của vùng. Các vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá: + Tác động của BĐKH đến rừng ngập mặn và các loại rừng khác. + Dịch chuyển địa lý của các hệ sinh thái rừng. + Biến đổi về cấu trúc và các thành phần giống của các loại rừng. + Biến đổi về sản phẩm rừng trên một đơn vị diện tích rừng. + Quan hệ giữa BĐKH về nguy cơ cháy rừng. + Những biến đổi kinh tế xã hội liên quan đến biến đổi của rừng. 3.3. Về ngành thủy sản Mục đích đánh giá: + Biến đổi của các yếu tố khí hậu chủ yếu tác động như thế nào đến điều kiện lý sinh, hóa sinh của các nguồn nước có thủy sản. 3 + BĐKH gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với các loài cá, đa dạng sinh học, sản lượng và thành phần thủy sản Nội dung nghiên cứu và đánh giá: + Những biến đổi về thủy sản do biến đổi nhiệt độ gây ra. + Những biến đổi ...