Thông tin tài liệu:
Phương pháp ghép ẩn số là một phần trong số những phương pháp đại số thường được sử dụng để giải các bài toán phổ thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp ghép ẩn số - những biến đổi đại số trong hóa họcSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Phương pháp ghép ẩn số - những biến đổi đại số. Phương pháp ghép ẩn số là một phần trong số những phương pháp đại số thường được sửdụng để giải các bài toán phổ thông. Cái tên “ghép ẩn số” từ lâu đã trở nên quen thuộc đối vớicác em học sinh. Tuy nhiên, qua theo dõi một số diễn đàn trong thời gian qua, tôi nhận thấynhiều em học sinh còn chưa hiểu rõ về phương pháp này, dẫn đến nhầm lẫn phương pháp ghépẩn số với nhiều phương pháp hoặc biến đổi đại số khác. Bài giảng dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về phương pháp ghép ẩn số, phân biệt vớicác phương pháp khác và vận dụng tối đa những ưu điểm của phương pháp này trong giải toán.Mong sớm nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía các em học sinh và các bạn giáoviên trên cả nước! Đặc điểm chung của phương pháp ghép ẩn số là: - Luôn gắn liền với việc đặt ẩn và giải hệ phương trình, tuy nhiên số phương trình lại ít hơn số ẩn do đó không thể giải ra được các nghiệm. Tuy nhiên, kết quả bài toán vẫn có thể tìm ra được nhờ sự biến đổi linh hoạt các phương trình đã có về biểu thức cần tính. - Phương pháp này chỉ dùng để tính toán giá trị của các đại lượng, các biểu thức chứ không thể giải quyết được các bài toán tìm CTPT, CTCT. - Phương pháp ghép ẩn số thực tế rất “trâu bò” và thường có phương pháp khác hay hơn thay thế. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là chỉ đòi hỏi các kỹ năng biến đổi đại số thông thường, thích hợp với các em học sinh lớp 8 – 9, vốn chưa có nhiều kiến thức sâu sắc về Hóa học để sử dụng các phương pháp khác. Để hiểu rõ hơn các phương pháp giải toán và mối quan hệ giữa chúng, xin mời xem nội dung học của lớphọc Kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp giải nhanh bài thi Trắc nghiệm Hóa học của tôi. VD1: Hỗn hợp X gồm rượu metylic, rượu etylic, rượu propylic và nước. Cho a gam G tácdụng với Natri dư được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được b mol CO2 và 2,6mol H2O. Tính a và b. Giải: Các phương trình phản ứng xảy ra trong bài:vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgiaSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 1 CH 3OH + NaOH → CH 3ONa + H2 2 1 C2 H 5OH + NaOH → C2 H 5ONa + H 2 2 1 C3 H 7 OH + NaOH → C3 H 7ONa + H 2 2 3 CH 3OH + O2 → CO2 + 2 H 2O 2 C2 H 5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H 2O 9 C3 H 7 OH + O2 → 3CO2 + 4 H 2O 2 Gọi số mol của các chất trong hỗn hợp lần lượt là x, y, z và t. Từ số mol H2 thoát ra, ta có: x + y + z + t = 1, 4 (1) Từ số mol H2O thu được, ta có: 2 x + 3 y + 4 z + t = 2, 6 (2) Số mol CO2: b = x + 2 y + 3z = 1, 2 (3) Khử t ở phương trình (1) và (2), ta có: (2 x + 3 y + 4 z + t ) − ( x + y + z + t ) = x + 2 y + 3z ⇒ b = 2, 6 − 1, 4 = 1, 2mol Khối lượng của X là: a = 32 x + 46 y + 60 z + 18t (4) Khử t ở phương trình (4) và (1), ta có: (32 x + 46 y + 60 z + 18t ) − 18( x + y + z + t ) = 14( x + 2 y + 3z ) ⇒ a − 18 ×1, 4 = 14b ⇒ a = 42 g * Thử thách đặt ra: Hãy giải lại bài tập trên theo một cách khác nhanh và ngắn gọn hơn!vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgiaSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 VD2: Một phôi bào Sắt có khối lượng m để lâu ngoài không khí bị oxi hóa thành hỗn hợpA gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12g. Cho A tan hoàn toàn trong HNO3 sinh ra2,24 lít khí NO duy nhất (ở điều kiện tiêu chuẩn). Viết phương trình phản ứng và tính m ...