Danh mục

Phương pháp học đại học theo học chế tín chỉ nhìn từ người học

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với những sinh viên năm nhất, việc tiếp cận với môi trường đại học là quá mới mẻ. Cách giảng dạy cách học đều rất khác so với môi trường trung học. Giảng viên chỉ là những người hướng dẫn và cho ta những kiến thức mới còn cách tiếp cận kiến thức là tuỳ vào sự nhạy bén của mỗi người. Hiện nay hầu như tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều đã áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ. Tham khảo bài viết "Phương pháp học đại học theo học chế tín chỉ nhìn từ người học" để hiểu hơn về phương pháp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp học đại học theo học chế tín chỉ nhìn từ người học PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NHÌN TỪ NGƯỜI HỌC Sv Hoàng Thị Huế Lớp 13XHH Đối với những sinh viên năm nhất, việc tiếp cận với môi trường đại học là quá mới mẻ. Cách giảng dạy cách học đều rất khác so với môi trường trung học. Giảng viên chỉ là những người hướng dẫn và cho ta những kiến thức mới còn cách tiếp cận kiến thức là tuỳ vào sự nhạy bén của mỗi người. Và nữa, hiện nay hầu như tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều đã áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ. Cách đào tạo khá mới mẻ này đòi hỏi mỗi sinh viên cần trang bị cho mình những cách học hiệu quả hơn. Học tín chỉ cũng giống như tự học vậy, thời gian tham gia học tập tại giảng đường của sinh viên là rất ít, nó đồng nghĩa với việc thời gian mà mỗi sinh viên tự nghiên cứu kiến thức phải được tăng lên. Những phương pháp học mà tôi chia sẻ cũng là những trải nghiệm trong suốt thời gian qua và xem nó là hiệu quả. Tất nhiên những kết quả đó chưa phải là tuyệt đối mà điều muốn nói ở đây là sự hiệu quả trong phương pháp mà tôi áp dụng. 1. Tự học Tự học là cách chúng ta vận dụng những kiến thức, những điều bổ ích từ trường học, từ môi trường sống và đưa nó áp dụng vào thực tế để liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. Chúng ta có thể học từ chính cuộc sống xung quanh như qua sách báo, qua các chương trình truyền hình, qua những người bạn và qua những lần thất bại mà bạn đã trải qua. Để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả thì trước hết chúng ta cần có một thái độ học tập đúng đắn. Vì thời gian có hạn, giảng viên sẽ không truyền đạt hết những gì trong tài liệu mà chỉ giới thiệu những kiến thức chính, những cái được xem như là xương sống của một bài giảng. Do vậy, để hiểu được bài giảng thì chúng ta cần phải đọc và nắm kiến thức trước khi đến lớp. Trên lớp, chúng ta phải tập cách lắng nghe, quan sát và chọn lọc những kiến thức mà bản thân cảm thấy cần thiết để ghi chép lại. Thật sự việc ghi chép giúp tôi nhớ rất nhiều và rất lâu. Các bạn có thể dùng những cuốn sổ tay để ghi chép những kiến thức cần thiết, dùng bút dạ quang để đánh dấu những ý quan trọng trong tài liệu, việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ và tìm kiếm kiến thức dễ dàng hơn. 2. Nhóm học tập Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày học bạn”. Đúng thế, vì là bạn bè đồng trang lứa nên không có sự e ngại, do đó việc trao đổi, học hỏi cũng diễn ra thuận lợi hơn. Chính vì thế chúng ta nên ta nên hình thành những nhóm học tập. Hãy tìm những người bạn có cùng chung sở thích và học với nhau. Trong lúc học nhóm, chúng ta nên cùng nhau đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề đang bàn thảo. Khi trao đổi, phải tôn trọng các cá nhân trong nhóm, tiếp thu ý kiến của mọi người. Nhờ đó sẽ giữ được bầu không khí nhẹ nhàng, vui tươi; qua đó giúp việc học hiệu quả hơn. Hãy tham gia vào các câu lạc bộ hoặc nhóm học ở trường. Ở đó các bạn sẽ được giao lưu và có nhiều mối quan hệ hơn. Học tập được kĩ năng giao tiếp, khả năng nói chuyện trước đám đông. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều. 3. Tự tin – Chìa khoá thành công Tự tin cũng là cách để giúp chúng ta thành công nhưng nên nhớ là “tự tin” khác với “tự kiêu”. Ở lớp chúng ta nên mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Hãy biết nhờ giảng viên giải thích những điều mà bạn chưa hiểu. Bản thân tôi, đôi lúc vì thiếu tự tin nên đã để tuột mất rất nhiều cơ hội. Cơ hội sinh ra là giành cho chúng ta, quan trọng là chúng ta có đủ tỉnh táo để nắm giữ cơ hội đó hay không. Hãy luôn nhớ rằng: “Bạn là một học sinh yếu trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ học giỏi trong tương lai” 1 Hãy tin tưởng vào bản thân, đặt niềm tin và nghĩ chắc chắn mình sẽ làm được. Nếu bạn nghĩ bạn giàu - bạn sẽ giàu. Nếu bạn nghĩ bạn thành công - bạn sẽ thành công. Cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” (tác giả Adam Khoo) kể về một chàng trai nghiện trò chơi điện tử, không hứng thú với việc học, lười biếng và không có gì nổi bật. Nhưng bằng ý chí và niềm tin Adam Khoo đã tự học và luôn giành được những điểm 10 từ các kì kiểm tra và giành danh hiệu học sinh xuất sắc của trường Đại học Quốc gia Singapore. 4. Thời gian là vàng 1 Adam Khoo - Trần Đăng Khoa dịch, (2010) – Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. Chúng ta nên biết lập thời gian biểu hợp lí và khoa học cho việc học. Thời gian biểu đó không nên chỉ bao gồm bởi thời gian học mà nên xen vào đó thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Nên nhớ giấc ngủ đủ và sâu có thể giúp chúng ta tăng trí nhớ và khả năng tập trung cho công việc. Như vậy hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Bài hôm nay chớ để đến ngày mai, sau bài giảng ở lớp về nhà chúng ta nhớ xem lại bài vừa học để tránh tình trạng quên những nội dung và bài tập quan trọng. 5. S ...

Tài liệu được xem nhiều: