Danh mục

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT GIẢNG VỚI DẠY VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lối thông tin mang tính áp đặt một chiều ngày càng trở nên lạc lõng trong sinh hoạt tư tưởng, học thuật của thời hiện đại. Trong khi phổ biến nơi trường học lại là phương pháp thuyết trình đơn điệu, không chú ý tới đối thoại, tranh biện, phản hồi mà gốc gác sâu xa là ở chỗ không đoái hoài tới người nghe - nhận thức, phản ứng, sự tiếp thu của họ. Thời dân chủ rất kỵ lối sinh hoạt văn hóa kiểu ấy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT GIẢNG VỚI DẠY VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT GIẢNG VỚI DẠY VĂN THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI PGS. TS. Phạm Quang Trung 1 Trường Đại học Đà Lạt Xin chớ ai cho tôi là người vẽ chuyện. Thuyết trình, thuyết giảng đối với giáo viên vănthì liệu có điều gì đáng nói? Theo quan niệm thông thường, người thầy dạy văn nói bao giờchẳng cần phải hấp dẫn. Vậy tôi bàn tới chuyện cũ như trái đất này để làm gì nếu không thậtcần thiết và cấp thiết. Nguyên do tại bởi từ ngày thực thi đổi mới về nội dung và phương phápở các cấp học, nói tới dạy văn (nhất là giảng văn) ta thường nghe thấy lời khẳng định đại loạirằng phương pháp thuyết giảng đã cũ mèm rồi, cần loại nó ra khỏi tiến trình đổi mới cáchthức giảng dạy; rằng ai mà kiên trì thực thi phương pháp này là kẻ lỗi thời, không quán triệtđược tinh thần đổi mới, rồi họ sẽ bị đào thải, nếu không thì cũng bị tự đào thải; rằng dạy vănhay đâu phải ở chỗ nói làm sao cho người học cứ há hốc mồm lên mà nghe, hay là ở khả năngbiết đặt những câu hỏi có vấn đề, động vào trí não của người học, đặc biệt là những câu hỏimang sức khơi gợi lớn, chỉ đường cho học sinh tự đến…Những người này quả cũng có lý lẽ riêng; không phải nhận xét của họ hoàn toàn bâng quơ.Lối thông tin mang tính áp đặt một chiều càng ngày càng trở nên lạc lõng trong sinh hoạt tưtưởng, học thuật của thời hiện đại. Trong khi phổ biến nơi trường học lại là phương phápthuyết trình đơn điệu, không chú ý tới đối thoại, tranh biện, phản hồi, mà gốc gác sâu xa là ởchỗ không đoái hoài tới người nghe - nhận thức, phản ứng, sự tiếp thu của họ. Thời dân chủrất kị lối sinh hoạt văn hóa kiểu ấy. Học đường cũng không thể đứng ngoài. Nếu có ai mặccảm với phương pháp thuyết giảng cũng là phải nhẽ. Ấy là chưa nói tới quan niệm sơ sài, thôthiển về cái hay đích thực của lời dạy văn, giảng văn. Đâu phải cứ dẻo mồm, xảo ngôn là đủ.Phải nắm vững điều mình cần nói; phải biết rõ người nghe mình là ai, họ cần gì; lại phải biếtlàm chủ lời nói của mình… Nói hay, ít nhất là ở tầm cao, vì vậy đâu phải ở chỗ óng mượt,giàu hình ảnh; đâu phải chỉ thuận tai, lên bổng xuống trầm, ngọt ngào và giàu cảm xúc… Tuy nhiên, có một thực tế khác, những người có đôi ba năm trong nghề đều rõ, lànhững giáo viên văn giỏi (nhất là ở bậc phổ thông) không ai là không nói năng lưu loát, khúcchiết, chặt chẽ. Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Trước khi nói ra lời người ta đãnghĩ trong đầu. Không ai nói sâu sắc mà lại nghĩ (cũng bằng ngôn ngữ) lại hời hợt cả. Khôngphải vô cớ mà khi muốn hiểu người khác thì một trong những cách thức hữu hiệu là nghengười ấy trực tiếp trình bày những suy nghĩ và cảm xúc đang diễn ra. Ngôn ngữ phản ánh bềdày văn hóa, và rộng ra là trình độ hiểu biết, tâm thế của mỗi người. Người thường đã thế,người dạy văn lại càng thế. Vì dạy văn là dạy văn chương, dạy văn học. Văn chương là nghệthuật ngôn từ. Người dạy văn giỏi phải biết cách truyền đạt cái hay của văn chương bằngchính phong cách văn chương. Anh ta không thể không giàu có về ngôn ngữ, không thểkhông biết mê hoặc người khác bằng ngôn từ. Vậy có chăng chỉ nên bàn về thuyết trình, thuyết giảng như là một phương pháp giảngdạy, chứ không đơn thuần chỉ là cách thức trình bày ý tưởng và bộc lộ cảm xúc. Phương phápdạy học được hiểu là cách thức truyền đạt nội dung tri thức tới người học, bao giờ cũng bị chi1 Nguyên giảng viên Trường Đại học Tây Bắc.phối bởi hai yếu tố sau: Một là: đối tượng (người học); Và hai là: nội dung (chương trìnhhọc). Có người thêm yếu tố mục tiêu giảng dạy. Tôi nghĩ, nói tới nội dung thực chất là đã nóitới sự quán triệt mục tiêu trong nội dung rồi. Từ đối tượng và nội dung ta điều chỉnh cách nói cho phù hợp. Nhiều giáo viên vănkhông chú ý nắm bắt đối tượng nên dầu tri thức khá rộng, khả năng “uốn lưỡi” không thuakém ai mà vẫn cứ thất bại như thường. Khi tự biết lại thêm một lần chua chát. Đúng hơn làngao ngán. Có lẽ không một giáo viên văn nào lại không từng nếm trải sự thất bại kiểu ấy.Dạy văn nhất là giảng văn khó là vì thế! Đối tượng giảng dạy muôn vẻ, lại luôn thay đổi.Không nói gì tới các tộc người hay các vùng miền. Riêng ở một trường thôi cũng khác rồi.Phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cáchchung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh. Mỗi người mỗi tính mỗi nết. Sự hiểubiết từng trải cũng rất khác nhau. Không thể có một người nghe trừu tượng. Cái khó đồng thờilà cái kỳ diệu của dạy văn là vậy. Nay mai có thể sẽ xuất hiện những người máy siêu việt, làmđược mọi chuyện, nhưng chắc chắn sẽ không thay thế người viết văn làm thơ cùng người dạyvăn dạy thơ được. Giảng dạy một cách máy móc không bao giờ thích hợp với đời sống họcđường và đời sống văn chương sống động, tinh tế, luôn có những đổi ...

Tài liệu được xem nhiều: