PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghi ệpngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau vàtrong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chílà cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên c ạnh nh ững h ợpđồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn t ồn t ại khánhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhaugiữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và chocả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh ch ấp th ươngmại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đờisống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộngrãi, phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thườngxuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế th ị trường. Do tính ch ấtthường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham giatranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp lu ật Vi ệt Namcũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng nhưcác phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định c ụ th ểtrong nhiều văn bản pháp luật. Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mạicũng đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh ch ấpnày. Tuy không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấpkinh tế nhưng cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh ch ấpkinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinhtế. Đến năm 1999, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên đượcđề cập đến trong Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003, Pháp l ệnhtrọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra địnhnghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạtđộng thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về“thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam vớichuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn choviệc xem xét tiếp theo của các văn bản pháp luật khi đ ề c ập đ ến lĩnh v ựcthương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh vực đầy sôi nổi và ph ứctạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 đã đưa 2ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê những nộidung của loại tranh chấp này, thực chất là các tranh chấp thương mại theohướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau v ề cáchthức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về tranhchấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn b ản phápluật thời gian gần đây là khá nhất quán. Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quátrình thực hiện các hoạt động thương mại. Các tranh ch ấp thương m ạichủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các th ương nhân v ới nhau;ngoài ra trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (khôngphải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mạinhư: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, gi ữa các thành viêncủa công ty với nhau... Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểuvà áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thếgiới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấpthương mại cơ bản, bao gồm: • Thương lượng; • Hòa giải; • Trọng tài thương mại; • Tòa án.Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêngcủa nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng em xin phép tìmhiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêmvề thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranhchấp thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 3 NỘI DUNG CHÍNHI/ Khái quát chung về trọng tài thương mại:1/ Khái niệm trọng tài thương mại: Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đếnviệc phân xử. Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bằng tài phán là tòaán và trọng tài thương mại. Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp trọng tài để giải quy ếttranh chấp. Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luậtViệt Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tàithương mại nhưng ta có thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình th ức tàiphán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệtranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự,pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quy ền của tòa án khi các bênđã lựa chọn trọng tài.2/ Các hình thức trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụviệc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.2.1/ Trọng tài vụ việc: Có thể định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tàido các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh ch ấpgiữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quy ếtxong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất vàđược sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụviệc như sau: • Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quy ết xong tranh chấp. • Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tranh chấp thương mại khóa luận tốt nghiệp báo cáo thực tập kinh tế thị trường công tác quản trị luận văn kinh tếTài liệu cùng danh mục:
-
56 trang 759 2 0
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 544 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 456 0 0 -
129 trang 348 0 0
-
36 trang 313 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam
7 trang 308 0 0 -
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 trang 303 0 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 289 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 284 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 284 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0