Danh mục

Quá cưng con có thể hại cho trẻ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.90 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cha mẹ quá quan tâm, chăm bẵm nhưng thiếu kiến thức có thể gây ức chế tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí gây ra khuyết tật sức khỏe như cận, loạn thị. Sáng 10/3, tại Nhà thiếu nhi TP HCM, TS Ngô Xuân Điệp, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường ĐH KHXH&NV, chủ trì buổi nói chuyện chuyên đề Những sai sót của cha mẹ làm ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển của trẻ. Các chuyên gia tâm lý đã phân tích một số nhầm lẫn của cha mẹ khi nuôi dạy con. Dưới đây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá cưng con có thể hại cho trẻ Quá cưng con có thể hại cho trẻCha mẹ quá quan tâm, chăm bẵm nhưng thiếu kiến thức có thể gây ức chế tâm lý,ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí gây ra khuyết tật sức khỏe như cận, loạn thị.Sáng 10/3, tại Nhà thiếu nhi TP HCM, TS Ngô Xuân Điệp, Trưởng bộ môn Tâm lýTrường ĐH KHXH&NV, chủ trì buổi nói chuyện chuyên đề Những sai sót của chamẹ làm ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển của trẻ.Các chuyên gia tâm lý đã phân tích một số nhầm lẫn của cha mẹ khi nuôi dạy con.Dưới đây là một vài tình huống thường gặp.Không cho trẻ xem tivi quá 2 giờ một ngàyCon trai tôi năm nay hai tuổi rưỡi nhưng chưa biết nói, mới chỉ được bập bẹ từ “baba”. Khi nghe người khác nói, cháu hiểu và làm theo. Thời gian gần đây ngườigiúp việc hay cho cháu xem tivi. Xem tivi có ảnh hưởng đến sự chậm nói của trẻkhông ạ?Hướng giải quyết: Xem tivi quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng pháttriển ngôn ngữ của trẻ vì khi xem tivi, trẻ không có sự tương tác. Lâu dần dễ thànhthói quen, khi giao tiếp với người khác, cháu cứ nghĩ người đó là cái tivi, khôngcần phải nói lại. Tốt nhất nên bớt cho trẻ xem tivi. Tổng số thời gian cho trẻ xemtivi, máy tính, chơi điện thoại không nên quá 2 giờ một ngày. Thời gian cho trẻtương tác với cha mẹ cần trên 2 giờ một ngày.Tuy nhiên, việc chậm nói của trẻ cũng không hẳn là do tivi mà có thể do rối loạnchậm phát triển, cần đưa cháu đi khám càng sớm càng tốt. Phụ huynh đăng ký cho con học năng khiếu ở Nhà thiếu nhi thành phố.Táo bón vì bị cưỡng épCon tôi gần một tuổi và bị bón nặng, có khi 5 ngày mới đi một lần. Mỗi lần cháu đirất khó khăn khiến cả nhà lo lắng, chuẩn bị dụng cụ bơm xịt đầy đủ để dự phòng.Trước đây, cứ mỗi sáng thức dậy tôi đều ép cháu đi đều đặn, sau đó cháu có hiệntượng bón nhẹ, nay thì nặng hơn. Tôi phải làm sao?Thông thường trẻ em mới sinh cho đến một tuổi, việc đi tiêu, đi tiểu là sinh hoạt tựnhiên theo phản xạ sinh học. Trong quá trình thăm khám tâm lý, tôi thấy có khôngít cha mẹ can thiệp sâu vào nhu cầu đi vệ sinh của trẻ. Họ uốn nắn trẻ theo cáchnhìn của người lớn, tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy định. Điều này dễgây ức chế tâm lý ở trẻ. Có thể lúc đó trẻ chưa buồn đi nhưng mẹ cứ “xi” sẽ khiếntrẻ bị áp lực, bị căng thẳng thần kinh dẫn đến cơ vòng hậu môn bị co cứng gây nênhiện tượng táo bón. Có thể trẻ buồn đi nhưng phân không ra được. Lúc này thấy bốmẹ căng thẳng thì trẻ càng căng thẳng thêm, táo bón càng tăng thêm.Như vậy, thay vì được “xả” một cách tự nhiên sảng khoái thì trẻ lại khổ sở vìngười lớn. Khoảng 60% trẻ táo bón là do tâm lý. Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ hãynghĩ ngay đến yếu tố tâm lý để điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh chế độ ănuống của trẻ, tạo môi trường thoải mái để trẻ đi vệ sinh, nếu trẻ vẫn không khỏi thìmới đưa đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.Bị cận, loạn vì tập viết sớmCon tôi đã hơn 4 tuổi. Nhiều trẻ cùng lứa tuổi được cho luyện viết chữ đẹp. Tôinghe nói không nên cho trẻ học viết trước khi vào lớp 1 nhưng cũng băn khoăn sợkhi vào lớp 1 con mình không theo kịp các bạn. Tôi có nên cho con tôi đi học viếtchữ từ bây giờ?Trẻ dưới 6 tuổi học kiến thức thông qua chơi và giao tiếp. Tập cho con học viếtchữ, luyện viết chữ đẹp trước sáu tuổi gây khó khăn cho trẻ vì chúng chưa hoànthiện phát triển vận động cơ xương khớp và thần kinh. Tay của trẻ chủ yếu là làmquen vận động thô chứ không phải vận động tinh xảo. Khi viết chữ thì các em phảiviết nắn nót, điều chỉnh nét chữ trong ô ly nhỏ, cần độ tập trung chú ý cao của mắtvà đôi bàn tay, dễ dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ.Bên cạnh đó, trẻ chịu đựng quá lâu với trương lực cơ và trương lực chú ý vớicường độ cao dễ gây áp lực tâm lý cho trẻ. Do vậy, nếu cho trẻ chơi trò vẽ chữ (lêntờ giấy to, lên tường, lên bảng…) thì được nhưng cho tập viết chữ thì không nên.Không nên ngăn cản ganh đuaTôi có hai cháu gái. Cháu nhỏ (5 tuổi) thường ganh đua với chị lớn (7 tuổi) về tìnhcảm của cha mẹ, về việc ăn mặc, vui chơi… Cái gì cháu cũng muốn được nhiềuhơn chị. Dù tôi có khuyên nhủ, dọa phạt nhưng cháu vẫn không bỏ. Tôi phải làmsao?Chị không nên ngăn cấm sự cạnh tranh giữa hai con với nhau. Đây là sự cạnh tranhmang lại điều tốt, là bước tập dợt để tạo ra sức đề kháng tâm lý về sau cho trẻ. Khicạnh tranh như vậy, trẻ sẽ tự tạo ra những căng thẳng nhỏ, nhiều căng thẳng nhỏgộp thành căng thẳng lớn hơn. Sau này, khi lớn hơn, trẻ dễ dàng vượt qua nhữngcăng thẳng lớn, nhỏ tương tự. Vấn đề là cha mẹ phải bình đẳng trong việc ứng xửvới các cháu, không nên gây ra sự thiệt hơn cho bất cứ cháu nào.Giữ không gian riêng của trẻCháu tôi hay nói chuyện một mình. Mỗi khi như vậy thì ba cháu vào ngồi cạnhchơi cùng, gợi cho cháu nói nhưng cháu tỏ ra cáu kỉnh, đòi đi chỗ khác. Cháu tôicó bị làm sao không?Trẻ nói một mình là chuyện bình thường, là điều tốt. Đây là khoảng thời gian trẻtập dợt trước khi nói chuyện với thế giới xung quanh. Trong khi ...

Tài liệu được xem nhiều: