Danh mục

Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1957

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất là trong giai đoạn 1954 - 1957.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1957TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học HuếTập 2, Số 2 (2014)QUÁ TRÌNH CẢI BIẾN VÀ SỰ THIẾT LẬP CÁC VIỆN ĐẠI HỌCỞ MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1957Phạm Ngọc Bảo LiêmKhoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học HuếEmail: pnbliem@gmail.comTÓM TẮTSau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva (1954), hệthống giáo dục đại học của Pháp ở Đông Dương thiết lập từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu đóng ởHà Nội) từng bước được di chuyển vào Sài Gòn để rồi từ đó được cải đổi để hình thànhmột hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Nhữngnăm tiếp sau đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của “quốc gia”, chính quyền Sài Gònđã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một nền giáo dục đại học mới; các viện/trườngđào tạo bậc đại học và cao đẳng lần lượt được thành lập như Viện Đại học Huế, Trung tâmQuốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục... Tuy chịu ảnh hưởng ngàycàng rõ tư tưởng và triết lý của giáo dục đại học Mỹ thời gian sau đó, hệ thống giáo dụcđại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất làtrong giai đoạn 1954 - 1957.Từ khóa: Giáo dục đại học, miền Nam Việt Nam, 1954 - 1975.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚIGIÁO DỤC ĐẠI HỌC SAU NĂM 1954Hiệp định Geneva được ký kết giữa Việt Nam và Pháp ngày 21-7-1954 đã công nhậnđộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo tinh thần Hiệpđịnh, vĩ tuyến 170 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời, đến tháng 7-1956 các bên liên quansẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Việt Nam. Tuy nhiên, ở miền NamViệt Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ về chính trị, viện trợ về kinh tế, quân sự nhằm xây dựngmiền Nam thành quốc gia của “Thế giới tự do”, Ngô Ðình Diệm đã chủ trương khẩu hiệu “đảthực - bài phong”, dùng nhiều biện pháp để gạt dần ảnh hưởng của thực dân Pháp, từng bướcxác lập và củng cố vị thế chính trị, quân sự của mình ở miền Nam Việt Nam. Sau cuộc trưngcầu dân ý ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của Quốc giaViệt Nam để lên làm Tổng thống. Đến tháng 3-1956, Chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức bầucử Quốc hội riêng rẽ và ngày 26-10-1956 cho công bố Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.Chính quyền Ngô Ðình Diệm tuyên bố không tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử theoquy định của Hiệp định Geneva, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành một “quốc gia riêngbiệt”. Việt Nam lúc này tạm phải chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, Miền89Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sau khi hoàn thành căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân, tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam là lực lượng “Quốc gia” - Việt NamCộng hòa - nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ.Thực dân Pháp sau gần một thế kỷ đô hộ Việt Nam đã phải chính thức rút đi, thay vàođó là sự can dự ngày càng trực tiếp và ráo riết của Mỹ với ý đồ và tham vọng thế chân Pháp ởViệt Nam cũng như Đông Dương.Sự thay đổi về chính trị ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneva đãnhanh chóng dẫn đến những sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong xu thế đó, những xáotrộn trên lĩnh vực giáo dục cũng được bộc lộ với những biểu hiện ngày càng rõ nét. Nền giáodục, nhất là giáo dục đại học từng bước có những điều chỉnh, thay đổi do tác động của tình hìnhchính trị ở cả hai miền Việt Nam.Về phía Pháp - Mỹ, thực hiện ý đồ của mình, bên cạnh việc di chuyển các lực lượngquân sự, dân sự, các cơ sở kinh tế từ miền Bắc vào miền Nam, các thiết chế văn hóa xã hội trong đó có các viện, trường đại học - cũng được các lực lượng Pháp - Mỹ tiến hành khẩntrương.Sau khi tạm “ổn định” mọi mặt ở miền Nam, để bắt đầu xây dựng “quốc gia mạnh củathế giới tự do”, bên cạnh việc ra sức củng cố sức mạnh quân sự và hệ thống chính trị, tái thiếtkinh tế... Chính quyền Ngô Ðình Diệm cũng đã rất chú trọng đầu tư nhằm phát triển văn hóa,giáo dục. Trong bối cảnh ấy, việc phát triển hệ thống giáo dục đại học nhờ đó đã thu hút sự chúý của chính quyền nhằm giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ “quốc gia”. Đó làtiền đề để các cơ sở giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam được tái lập, củng cố để tiếp tụcphát triển hoặc được thành lập mới.Đến tháng 01-1957, chính quyền miền Nam tổ chức Đại hội Văn hóa toàn quốc. Đâyđược xem là diễn đàn để chính quyền trình bày những chính sách bước đầu của mình về vănhóa, giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Tuy thế, “những ý tưởng giáo dục mới” vẫn đangtrong giai đoạn “bàn cãi rất nhiều” 1. Tuy vậy, đối với giáo dục đại học, chính quyền Sài Gònvẫn dành những ưu tiên đáng kể trong việc tiếp nhận các cơ sở của Viện Đại học Đông Dươngtừ Hà Nội vào Sài Gòn, duy trì, cải biến các viện đại học này đồng thời, thiết lập thêm các việnđại học mới. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: