Danh mục

Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p5

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đa số trường hợp, kết hôn là bước khởi đầu của cuộc sống vợ chồng. Không chỉ có thế, kết hôn còn được coi là bước khởi đầu của sự thành lập gia đình. Theo một nghĩa nào đó, ta nói rằng gia đình là tập hợp (đúng ra là tổng hoà, tức là một tập hợp có tổ chức và vận hành theo quy luật) những mối quan hệ giữa những con người gắn bó với nhau do mối liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Những mối quan hệ ấy có thể được xếp thành hai nhóm:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p5 Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 PHẦN THỨ HAI CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH ****** Trong đa số trường hợp, kết hôn là bước khởi đầu của cuộc sống vợ chồng. Không chỉ có thế, kết hôn còn được coi là bước khởi đầu của sự thành lập gia đình. Theo một nghĩa nào đó, ta nói rằng gia đình là tập hợp (đúng ra là tổng hoà, tức là một tập hợp có tổ chức và vận hành theo quy luật) những mối quan hệ giữa những con người gắn bó với nhau do mối liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Những mối quan hệ ấy có thể được xếp thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. MỤC I. QUAN HỆ NHÂN THÂN ****** I. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng Quan hệ bình đẳng. Luật hiện hành không thiết lập tôn ti trật tự giữa vợ chồng, trong đó người chồng giữ vị trí chủ gia đình, vị trí người bảo hộ đối với người vợ, như trong luật cổ và tục lệ cổ. Vợ và chồng, trong khung cảnh của luật thực định, hoàn toàn bình đẳng trong quan hệ hỗ tương và có những quyền và nghĩa vụ hỗ tương như nhau, ngang nhau (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 19). Mặt khác, hôn nhân không làm cho vợ và chồng hoà nhập thành một chủ thể duy nhất của quan hệ pháp luật: vợ, chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân của riêng mình, có danh dự, nhân phẩm riêng, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi của riêng mình cả trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ với người thứ ba. Với tư cách là những cá nhân - chủ thể của quan hệ pháp luật - vợ, chồng có những quyền và nghĩa vụ nhân thân trong quan hệ hỗ tương, đồng thời được luật trao những quyền mà họ thực hiện chung trong khuôn khổ cuộc sống gia đình. A. Nội dung các nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng 1. Nghĩa vụ chung sống Sống với nhau và trong nhau. Hôn nhân trước hết là cuộc sống chung giữa người đàn ông và người đàn bà: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên tục, thường xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân; song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không ghi nhận một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên, không thể nói rằng mục đích (lành mạnh) của hôn nhân đã đạt được một khi hai bên 49 Khoa Luật- Đại học Cần Thơ Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 kết hôn không thực sự chung sống với nhau. Việc không chung sống liên tục trong một thời gian dài (gọi nôm na là ly thân) có thể dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì cơ sở đạo lý và cơ sở thực tế của quy tắc suy đoán con chung của vợ chồng, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1, trong trường hợp người vợ sinh con. Nơi ở của gia đình. Một trong những điều kiện cần thiết của cuộc sống chung là vợ chồng có nơi ở chung. “Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng thường xuyên chung sống” (BLDS 2005 Điều 55). Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa vợ và chồng: “Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 20). Luật có nói thêm rằng vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thoả thuận (BLDS 2005 Điều 55). Thế nhưng, điều đó không có nghĩa rằng người làm luật cho phép vợ chồng tự do thoả thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà, như là một cách để thực hiện nghĩa vụ chung sống. Suy cho cùng, việc xác định nơi cư trú khác nhau của vợ chồng chỉ có giá trị, nếu nó phù hợp với lợi ích của hôn nhân, đặc biệt là nhằm tạo điều kiện để củng cố quan hệ vợ chồng, chứ không phải nhằm cắt đứt quan hệ đó. 2. Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy Đúng ra chỉ có nghĩa vụ chung thủy. Tình yêu thương giữa vợ và chồng không giống tình yêu thương giữa cha mẹ và con, giữa những người có quan hệ huyết thống nói chung, cũng như giữa những người bạn, những người đồng nghiệp. Đó là là tình cảm gắn bó giữa hai con người khác giới tính trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của chung thuỷ, bởi, theo F. Engels, “bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”. Thế nhưng, trong quan niệm của đạo đức Việt Nam, yêu thương không phải là điều kiện cần của chung thuỷ: ngay nếu như không còn yêu thương nhau, vợ chồng vẫn có thể chung thuỷ đối với nhau. Hơn nữa, không thể áp đặt nghĩa vụ yêu thương đối với vợ chồng (nghĩa là không thể buộc người vợ phải yêu người chồng và ngược lại), nhưng hoàn toàn có cơ sở để áp đặt nghĩa vụ chung thuỷ (nghĩa là có thể buộc người vợ không được phản bội người chồng và ngược lại), cho dù, như ta sẽ thấy, không thể có sự áp đặt nghĩa vụ chung thuỷ mang tính chất của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong khung cảnh của luật và đạo ...

Tài liệu được xem nhiều: