Danh mục

Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh" giới thiệu những nét cơ bản về quá trình hình thành và những biến đổi về hành chính của thành phố Tây Ninh qua các giai đoạn lịch sử, đồng thời khái quát một số đặc điểm đô thị của thành phố Tây Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH Nguyễn Xuân Thắng1 1. Lớp CH20LS01. Email: xuanthang0@gmail.com TÓM TẮT Tây Ninh là vùng đất phiên dậu phía Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng,nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quá trình hình thành, phát triển đô thị ở Tây Ninh được xem là vấn đề mang tính thiết yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước. Nội dung bài viết giới thiệu những nét cơ bản về quá trình hình thành và những biến đối về hành chính của thành phố Tây Ninh qua các giai đoạn lịch sử, đồng thời khái quát một số đặc điểm đô thị của thành phố Tây Ninh. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị phát triển và quản lý đô thị ở Tây Ninh thời gian tới. Từ khóa: Đô thị, hình thành, thành phố Tây Ninh, Tây Ninh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Ninh là cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô PhnômPênh (vương quốc Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 220 km, có rừng rậm rộng lớn, liên hoàn với tỉnh Svay riêng, Kông pông chàm của Campuchia. Với vị trí chiến lược cực kì quan trọng đó, sự hình thành, phát triển của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định an ninh – chính trị không chỉ riêng với vùng đất Tây Ninh mà còn cả vùng đất Nam Bộ nói chung. Tuy nhiên, đến nay, các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của thành phố Tây Ninh cùng với những đặc điểm của nó vẫn còn tương đối hạn chế. Với mong muốn khỏa lấp một phần vào khoảng trống đó, cũng như mong muốn thông qua bài viết, hy vọng đọc giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tiếp tục có những công trình khoa học cụ thể, sâu sắc hơn về lĩnh vực này, tác giả chọn vấn đề “Quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh” để tìm hiểu và nghiên cứu. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp liên ngành, phân tích và tổng hợp, nguồn dữ liệu, thông qua bài viết, tác giả sẽ khái quát một cách cơ bản về quá trình hình thành và những đặc điểm của sự phát triển đô thị ở Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh – một vùng đất ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị phát triển và quản lý đô thị ở Tây Ninh thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Quá trình hình thành và những biến đổi về hành chính của thành phố Tây Ninh qua các giai đoạn lịch sử Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: “Tây Ninh vốn là một vùng đất hoang vu, với tên gọi 51 là Romdum Ray (Chuồng Voi). Nơi này vốn xưa kia chỉ có rừng rậm là nơi cư ngụ của các loài thú dữ như: voi, cọp, hổ, rắn….” (Huỳnh Minh, 2001). Trước thế kỷ XVII, Tây Ninh cũng như các vùng đất khác của Nam Bộ chưa được khai thác nhiều, dân cư còn rất thưa thớt, thậm chí là hoang vắng bóng người. Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất phương Nam. Nguyễn Hữu Cảnh đã “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Mỗi dinh lập ra một chức lưu thủ, cai bạ và ký lục để cai trị” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Phủ Gia Định bấy giờ rất rộng chỉ riêng huyện Tân Bình đã bao gồm phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Tây Ninh hiện nay. Như vậy, cùng với sự kiện năm Mậu Dần (1698), Tây Ninh đã chính thức được tích hợp về với Đại Việt và trực thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1808, thời Gia Long, trấn Gia Định được đổi là Gia Định thành. Tại vùng đất Tây Ninh, vua Gia Long cho thiết lập các đạo Quang Hóa, Quang Phong, Thuận Thành đặt trực thuộc trấn Phiên An. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện. Vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An và triều đình cho “đặt đạo Quang Hóa và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy để coi giữ; các trại Phiêm, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn....”. Năm Minh Mạng thứ 17 (Bính Thân, 1836), chuẩn tấu lời tâu của đình thần Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, vua Minh Mạng cho “đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Đổi An-Biên tổng đốc làm Định - Biên Tổng Đốc…đặt thêm phủ Tây Ninh, lãnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa”(Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006). Như vậy, năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam. Sau khi tách 2 đạo Quang Phong Quang Hóa và đặt phủ Tây Ninh, 2 năm sau (1838), vua Minh Mạng đã cho xây dựng phủ thành Tây Ninh trên địa phận thôn Khương Ninh, huyện Tân Ninh (thành phố Tây Ninh ngày nay). Sách Đại Nam nhất thống chí miêu tả: “Tây Ninh phủ thành chu vi 188 trượng 8 thước 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước có 3 cửa, ở địa phận thôn Khương Ninh, huyện Tân Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) xây đắp phủ thành” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006). Dựa vào mô tả này có thể thấy phủ thành Tây Ninh đã được xây dựng rất kiên cố, vị trí nằm ở trung tâm của thành phố Tây Ninh hiện nay. Với sự kiện phủ Tây Ninh được thành lập, lần đầu tiên địa danh “Tây Ninh” xuất hiện. Cái tên “Tây Ninh” ra đời mang theo khát vọng về một vùng biên giới phía Tây được an ninh mãi mãi. Điều này cho thấy vị thế quan trọng của vùng đất này trong chiến lược giữ vững biên giớ ...

Tài liệu được xem nhiều: