Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.36 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh trình bày: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau khi chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, Kinh đô Huế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành nhân cách và tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí MinhQUÁ TRÌNH SINH SỐNG, HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ TẠI HUẾ(1906-1909) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNHNHÂN CÁCH VÀ TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC HỒ CHÍ MINHLÊ THỊ HUYỀN TRANGTrường Đại học Phú Xuân, HuếNGUYỄN THỊ CHÂUTrường THPT Quốc Học, HuếTóm tắt: Trong suốt thời thơ ấu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lầnsinh sống ở Huế với khoảng thời gian 10 năm. Trong lần thứ hai đến Huế,Người đã sinh sống và học tập trên mảnh đất kinh đô của đất nước từ 1906đến 1909. Tại đây, Người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục giađình và sự chuyển biến của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này, tiếp thu nềnvăn hoá phương Tây. Trên cơ sở đó đã hình thành trong đầu óc Người khátkhao tìm hiểu những gì còn ẩn giấu của nền văn minh phương Tây, để tìm racon đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau khi chứng kiến sự thất bạicủa các phong trào yêu nước thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, Kinh đôHuế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thànhnhân cách và tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh.“Từng giọt nước nhỏ thấm sâu vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối thànhsông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ họp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay mộtlâu đài cũng phải có cái nền đất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễnhìn thấy pho tượng, lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ nhìn thấy cáingọn mà quên mất cái gốc” [13, tr. 3]. Trong rất nhiều yếu tố hội tụ nhằm hình thànhnền tảng cho nhân cách của Hồ Chí Minh, cố đô Huế với những năm tháng sinh sống vàhọc tập của Người tại đây đã có ảnh hưởng một phần không nhỏ. Trong phạm vi bài viếtnày, chúng tôi tập trung nghiên cứu về quá trình sinh sống và học tập của Chủ tịch HồChí Minh trong thời gian Người ở Huế lần thứ hai (1906-1909) đã có ảnh hưởng nhưthế nào đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng yêu nước của Người sau này.Lần thứ nhất Bác Hồ theo gia đình vào Huế là năm 1895, sau khi ông Nguyễn Sinh Sắcthi trượt khoa thi Hội (1895). Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Sắcxin vào học ở trường Quốc tử giám và được chấp nhận. Thời gian này, ông đã đưa cả vợcon vào Huế cùng sinh sống. Chính ở nơi đây, trong những năm 1895-1901, cậu béNguyễn Sinh Cung đã chứng kiến nỗi gian lao, vất vả của gia đình. Trong tim Người,Huế không chỉ là một phần miền Nam yêu quý mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệmvui buồn của tuổi thơ. Tại mảnh đất cách xa quê hương đến 360km này, cậu cũng đãnếm trải nỗi đau mất mẹ, chẳng bao lâu đó lại mất cả em trai trong khi bố và anh đivắng. Cũng tại đây, Người đã được học những bài học đầu tiên từ người thầy - ngườicha của mình, được nuôi dưỡng trong nền Nho học gia giáo của gia đình, đồng thờichứng kiến những lần cha cùng bạn bè đàm đạo về thời thế với những biến động to lớnTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 47-5548LÊ THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ CHÂUcủa lịch sử dân tộc trong những năm cuối thế kỷ XIX. Tất cả những điều đó đã có ảnhhưởng to lớn đến tâm hồn của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, hình thành những gốc rễ đầutiên cho nhân cách của một con người.Năm 1901, sau khi vợ mất và liền đó là đứa con trai út cũng qua đời, ông Nguyễn SinhSắc đã quyết định đưa con về quê. Được bạn bè, gia đình vợ động viên, cùng năm đóông trở lại Huế tham gia kỳ thi Hội năm 1901 với tên gọi mới là Nguyễn Sinh Huy vàđỗ Phó bảng (cùng với Phan Chu Trinh). Tuy nhiên, ý thức sâu sắc về thời cuộc, ôngkhông muốn ra làm quan mà viện cớ hoàn cảnh gia đình để không vào Huế nhậm chức.Đến năm 1906, lại có giấy từ triều đình gọi ông vào kinh đô, ông đành phải vào Huế,mang theo cả hai con trai với tên gọi mới: Nguyến Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.Sau gần bốn năm xa Kinh đô Huế, nay trở lại, Huế trong mắt Nguyễn Tất Thành lúc nàyđã có ít nhiều đổi khác: Cầu Thành Thái (Tràng Tiền) hai đầu gục xuống dòng sông,nhịp giữa đã bị cơn bão Giáp Thìn (1904) cuốn đi; bờ Nam sông Hương với những dãynhà mới của người Tây mọc lên nguy nga với vẻ kiêu ngạo, thách thức trước cảnh tríthơ mộng của Huế; dân Tây đi lại trên phố nhiều hơn… Tất cả những thay đổi đó củaHuế khiến cho Nguyễn Tất Thành cảm thấy ở đất “thần kinh” này đang có một sựchuyển động âm ỉ bên trong, làm cho anh phải suy nghĩ.Những ngày đầu mới vào Huế, do chưa được cấp nơi ở, cha con ông Phó bảng phảinương nhờ trong nhà ông Phạm Khắc Doãn - một người đồng hương làm Biên tu ởQuốc sử quán. Ở nhà ông Phạm Khắc Doãn, hàng ngày, Phạm Gia Cần (con trai ôngPhạm Khắc Doãn) và Nguyễn Tất Thành cùng lo việc cơm nước, bếp núc, dọn dẹp. Vớiđức tính siêng năng, chăm chỉ, cần kiệm, tháo vát của mình, Nguyễn Tất Thành đãkhiến ông Doãn chú ý và khen ngợi, lấy đó làm tấm gương cho con trai mình noi theo.Ít lâu sau, Phó bảng Nguyễn Sinh Huy được triều đình cấp cho một căn hộ trong dãy“Thuộc viên”, hay còn gọi là “Dãy trạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí MinhQUÁ TRÌNH SINH SỐNG, HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ TẠI HUẾ(1906-1909) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNHNHÂN CÁCH VÀ TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC HỒ CHÍ MINHLÊ THỊ HUYỀN TRANGTrường Đại học Phú Xuân, HuếNGUYỄN THỊ CHÂUTrường THPT Quốc Học, HuếTóm tắt: Trong suốt thời thơ ấu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lầnsinh sống ở Huế với khoảng thời gian 10 năm. Trong lần thứ hai đến Huế,Người đã sinh sống và học tập trên mảnh đất kinh đô của đất nước từ 1906đến 1909. Tại đây, Người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục giađình và sự chuyển biến của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này, tiếp thu nềnvăn hoá phương Tây. Trên cơ sở đó đã hình thành trong đầu óc Người khátkhao tìm hiểu những gì còn ẩn giấu của nền văn minh phương Tây, để tìm racon đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau khi chứng kiến sự thất bạicủa các phong trào yêu nước thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, Kinh đôHuế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thànhnhân cách và tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh.“Từng giọt nước nhỏ thấm sâu vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối thànhsông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ họp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay mộtlâu đài cũng phải có cái nền đất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễnhìn thấy pho tượng, lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ nhìn thấy cáingọn mà quên mất cái gốc” [13, tr. 3]. Trong rất nhiều yếu tố hội tụ nhằm hình thànhnền tảng cho nhân cách của Hồ Chí Minh, cố đô Huế với những năm tháng sinh sống vàhọc tập của Người tại đây đã có ảnh hưởng một phần không nhỏ. Trong phạm vi bài viếtnày, chúng tôi tập trung nghiên cứu về quá trình sinh sống và học tập của Chủ tịch HồChí Minh trong thời gian Người ở Huế lần thứ hai (1906-1909) đã có ảnh hưởng nhưthế nào đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng yêu nước của Người sau này.Lần thứ nhất Bác Hồ theo gia đình vào Huế là năm 1895, sau khi ông Nguyễn Sinh Sắcthi trượt khoa thi Hội (1895). Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Sắcxin vào học ở trường Quốc tử giám và được chấp nhận. Thời gian này, ông đã đưa cả vợcon vào Huế cùng sinh sống. Chính ở nơi đây, trong những năm 1895-1901, cậu béNguyễn Sinh Cung đã chứng kiến nỗi gian lao, vất vả của gia đình. Trong tim Người,Huế không chỉ là một phần miền Nam yêu quý mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệmvui buồn của tuổi thơ. Tại mảnh đất cách xa quê hương đến 360km này, cậu cũng đãnếm trải nỗi đau mất mẹ, chẳng bao lâu đó lại mất cả em trai trong khi bố và anh đivắng. Cũng tại đây, Người đã được học những bài học đầu tiên từ người thầy - ngườicha của mình, được nuôi dưỡng trong nền Nho học gia giáo của gia đình, đồng thờichứng kiến những lần cha cùng bạn bè đàm đạo về thời thế với những biến động to lớnTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 47-5548LÊ THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ CHÂUcủa lịch sử dân tộc trong những năm cuối thế kỷ XIX. Tất cả những điều đó đã có ảnhhưởng to lớn đến tâm hồn của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, hình thành những gốc rễ đầutiên cho nhân cách của một con người.Năm 1901, sau khi vợ mất và liền đó là đứa con trai út cũng qua đời, ông Nguyễn SinhSắc đã quyết định đưa con về quê. Được bạn bè, gia đình vợ động viên, cùng năm đóông trở lại Huế tham gia kỳ thi Hội năm 1901 với tên gọi mới là Nguyễn Sinh Huy vàđỗ Phó bảng (cùng với Phan Chu Trinh). Tuy nhiên, ý thức sâu sắc về thời cuộc, ôngkhông muốn ra làm quan mà viện cớ hoàn cảnh gia đình để không vào Huế nhậm chức.Đến năm 1906, lại có giấy từ triều đình gọi ông vào kinh đô, ông đành phải vào Huế,mang theo cả hai con trai với tên gọi mới: Nguyến Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.Sau gần bốn năm xa Kinh đô Huế, nay trở lại, Huế trong mắt Nguyễn Tất Thành lúc nàyđã có ít nhiều đổi khác: Cầu Thành Thái (Tràng Tiền) hai đầu gục xuống dòng sông,nhịp giữa đã bị cơn bão Giáp Thìn (1904) cuốn đi; bờ Nam sông Hương với những dãynhà mới của người Tây mọc lên nguy nga với vẻ kiêu ngạo, thách thức trước cảnh tríthơ mộng của Huế; dân Tây đi lại trên phố nhiều hơn… Tất cả những thay đổi đó củaHuế khiến cho Nguyễn Tất Thành cảm thấy ở đất “thần kinh” này đang có một sựchuyển động âm ỉ bên trong, làm cho anh phải suy nghĩ.Những ngày đầu mới vào Huế, do chưa được cấp nơi ở, cha con ông Phó bảng phảinương nhờ trong nhà ông Phạm Khắc Doãn - một người đồng hương làm Biên tu ởQuốc sử quán. Ở nhà ông Phạm Khắc Doãn, hàng ngày, Phạm Gia Cần (con trai ôngPhạm Khắc Doãn) và Nguyễn Tất Thành cùng lo việc cơm nước, bếp núc, dọn dẹp. Vớiđức tính siêng năng, chăm chỉ, cần kiệm, tháo vát của mình, Nguyễn Tất Thành đãkhiến ông Doãn chú ý và khen ngợi, lấy đó làm tấm gương cho con trai mình noi theo.Ít lâu sau, Phó bảng Nguyễn Sinh Huy được triều đình cấp cho một căn hộ trong dãy“Thuộc viên”, hay còn gọi là “Dãy trạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quá trình sinh sống Quá trình học tập của Bác Hồ Ảnh hưởng của sự hình thành nhân cách Hình thành nhân cách Tư tưởng cứu nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
67 trang 77 1 0
-
Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa
3 trang 33 0 0 -
Giáo trình Tâm lí học đại cương (In lần thứ sáu): Phần 2
149 trang 27 0 0 -
Bài giảng Nhân cách và sự hình thành nhân cách
43 trang 21 0 0 -
5 trang 19 0 0
-
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
54 trang 18 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học - Chương 10 Nhân cách và sự hình thành nhân cách - GV. Nguyễn Xuân Long
43 trang 17 0 0 -
189 trang 17 0 0
-
10 trang 16 0 0
-
Bài giảng Tâm lý học : Chương 3. Nhân cách và hình thành nhân cách - TS. Trần Thanh Toàn
27 trang 15 0 0 -
Luận văn: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay
80 trang 15 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học: Chương 3 - TS. Trần Thanh Toàn
27 trang 15 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 2 - GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
145 trang 15 0 0 -
Bài giảng Nhân cách - Phạm Phương Thảo
35 trang 15 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học đại cương: Phần 1 - GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
88 trang 12 0 0 -
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong gia đình
292 trang 8 0 0 -
20 trang 0 0 0