Danh mục

QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001) Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, lúc ông mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm đậm màu sắc lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác Chí Phèo và tập Đôi lứa xứng đôi ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng mạnh mẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001) Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, lúc ôngmới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm đậm màu sắc lãng mạn. Phải đến khituyệt tác Chí Phèo và tập Đôi lứa xứng đôi ra đ ời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiệnthực của Nam Cao mới được khơi dòng mạnh mẽ. Ngòi bút của Nam Cao dường như đã b ắt đ ược mạch sống cuộc đời và cái tạngcủa riêng mình, liên tục cho ra mắt một loạt truyện ng ắn và cả tiểu thuyết đặc sắc trongvòng 3 năm, từ 1942 đến 1945. Như vậy là, phải mất gần 5 năm Nam Cao mới cập bếnchủ nghĩa hiện thực; so với các nhà văn hiện thực tiền bối xuất sắc như Nguyễn CôngHoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... thì quá trình tìm đường và nh ận đường ở NamCao diễn ra li ên tục và vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, nhờ thế mà giai đoạn sáng tác sungmãn nhất của đời văn Nam Cao luôn có sự đồng h ành của hệ thống các quan điểm nghệthuật hiện thực, không ở bên ngoài hay phía trước để dẫn đường mà hóa thân trongchính những hình tượng nhân vật sống động của tác phẩm, nh ư Điền (Trăng sáng), Hộ(Đời thừa), Lộc (Truyện người hàng xóm), Ngạn (Nhìn người ta sung sướng) v.v... Với Nam Cao, nghề văn cần nhất là tiềm năng sáng tạo. Nhà văn chân chínhnhất thiết không phải l à một người thợ, dù có là người thợ khéo tay đi chăng nữa, do đóđi theo lối mòn, rập khuôn, xơ cứng, theo Nam Cao, là điều tối kị đối với người nghệ sĩ.Cạn nguồn sáng tạo, văn chương chỉ còn là thứ sản phẩm rất nhẹ, rất nông, vô vị,nhạt phèo – như suy nghĩ của nhân vật nhà văn H ộ trong truyện ngắn Đời thừa. Hộ chorằng: Văn ch ương chỉ dung nạp đ ược những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nhữngnguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có. Do vậy, để có thể đem một chútmới lạ gì đến văn ch ương thì không thể thỏa hiệp đ ược thứ văn bằng phẳng và quá ư d ễdãi. Phải sáng tạo cái mới, và đạt tới mức sâu sắc. Song cái mới tuyệt nhiên khôngphải là cái lạ lẫm, cái lập dị, tồn tại thuần túy tự thân; m à phải vì con người, vìsự thật, vì thiên chức cao quý của nghệ thuật. Trong Những truyện không muốnviết, nhân vật Cao kể rằng, mình đã bị bạn thân trách là đ ổ đốn, dơ dáng vì đemchuyện hắn ra mà vi ết; song Cao là người trong cuộc nên thấm thía những chuyện khôngmuốn viết ấy bao giờ nghe cũng buồn. Vì sao? Nhân vật Điền phát biểu trong Trăngsáng: Cái kh ổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta, và để cho sựhéo tàn tính người trong con người bớt đi giữa cuộc đời thì nghệ thuật không cần phải làáng trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổkia, thoát ra từ những kiếp lầm than. Viết lời Tựa cho tập truyện Đôi lứa xứng đôi cuốinăm 1941, nhà văn Lê Văn Trương thẳng thắn nói rằng: Giữa lúc người ta đắm mình trongnhững truyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ww.hoc360.vn Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJông Nam Cao đ ã mạnh bạo đi theo một lối ri êng, cho dù những cạnh của tài ông đ ã đemđến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn. Nam Cao không đối lập mình với văn chương lãng mạn đang nở rộ lúc bấy giờ, songnếu lãng mạn và kiểu cách tới mức gieo vào đ ầu người ta đầm đ ìa thuốc phiện giữa lúccuộc sống của những số phận thấp cổ bé miệng chứa chất bao điều khốn khổ, thì ôngnhất quyết không đồng tình. Nam Cao thành thực lớn tiếng bênh vực, đề cao kiểu vănchương thoát thai từ những kiếp lầm than. Chối bỏ điều này, với ông chỉ là thứ vănchương nhạt nhẽo, vô duyên, thậm chí là dối trá, lừa mị. Trong tác phẩm Trăng sáng, NamCao đ ối sánh biểu tượng lãng mạn của ánh trăng với thực tế khách quan của nhân sinh đểkhẳng định chân lý, lý tưởng của cái đẹp nằm ngay ở chính sự thật cuộc đời: Chao ôi!Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nátmà trăng làm cho cái b ề ngoài cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó vớinhững đau thương của kiếp mình!. Đó là sự đối sánh cái bên ngoài và cái bên trong, cáihiện tượng và cái bản chất, cái nội dung và cái hình thức. Bản chất của văn chương, theoNam Cao, phải nói cho được, cho rõ sự thật đang tàn phá nhân thể, nhân tính con người,như Điền nghĩ: Điền muốn tránh sự thực nhưng trốn tránh làm sao được (Trăng sáng), vànhư Lộc nói: – Anh viết những cái gì? – Những cái tôi vừa nói với anh, nghĩa là sự thật(Truyện người hàng xóm). Ở đây ta nhận thấy sự gặp gỡ giữa Nam Cao và một bậc thầykhác của dòng văn học hiện thực Việ ...

Tài liệu được xem nhiều: